|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành đường EU đối mặt với nhiều khó khăn khi diện tích củ cải đường giảm và dịch COVID-19 kéo dài

07:36 | 18/05/2020
Chia sẻ
Việc cấm neonicotinoid trong trồng trọt khiến nông dân tại EU cắt giảm diện tích canh tác. Đồng thời, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới tiêu thụ, thay đổi chính sách hạn ngạch thuế quan và xuất nhập khẩu của khu vực này.

Ngành đường EU có thể đối mặt với thâm hụt nguồn cung

Niên vụ 2020/2021, dự báo Liên minh châu Âu (EU) sản xuất được 17,7 triệu tấn đường thô. Tuy nhiên, diện tích đất trồng củ cải đường có thể giảm còn 1,6 triệu ha, giảm 30.000 ha và 90.000 ha so với niên vụ 2019/20 và 2018/19.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá đường thế giới sụt giảm vào tháng 3 khiến nông dân không thể thay đổi kế hoạch canh tác. 

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ các hợp đồng vận chuyển củ cải đường thấp và rủi ro cây trồng tăng do luật cấm sử dụng neonicotinoid trong xử lý hạt giống cũng khiến nông dân giảm diện tích canh tác.

Nhìn chung, diện tích trồng củ cải đường của các quốc gia thành viên EU đều giảm, đặc biệt Pháp giảm tới 5% diện tích đất trồng. Phần Lan và Vương quốc Anh sau Brexit là hai quốc gia thành viên duy nhất có diện tích trồng củ cải đường tăng. 

Từ đó cho thấy ngành đường tại EU sẽ phải đối mặt với thâm hụt nguồn cung lần thứ ba liên tiếp trong 4 năm kể từ khi kết thúc chế độ đặt hạn ngạch cho sản xuất đường tại EU.

Tổng sản lượng đường sản xuất ra tại EU cho niên vụ 2020/2021 (gồm cả đường sử dụng trong công nghiệp) dự đoán đạt 19,7 triệu tấn, cao hơn so với số liệu năm 2019/2020 mặc dù diện tích đất trồng giảm. 

Lượng nước đường thô sử dụng cho việc làm men và sản xuất ethanol sinh học trong công nghiệp cũng sẽ giảm nhẹ trong niên vụ 2020/2021.

Ngành đường EU đối mặt với nhiều khó khăn khi diện tích củ cải đường giảm và dịch COVID-19 kéo dài - Ảnh 1.

Sản xuất đường tại EU. Nguồn: USDA

Mức tiêu thụ đường tại EU ổn định trong những năm gần đây, đạt 18,6 triêu tấn/năm. Xu hướng tiêu thụ thay đổi, áp lực từ phía người tiêu dùng và tổ chức y tế khiến các nhà máy thực phẩm cắt giảm lượng đường trong sản phẩm. 

Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới thới quen ăn uống của người dân, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới tiêu thụ đường.

Mức tiêu thụ trong ngành công nghiệp thực phẩm tại EU sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian kéo dài của dịch COVID-19. Dự trữ đường tại EU trong niên vụ 2020/2021 dự đoán sẽ giảm xuống còn dưới 1 triệu tấn.

Do sự khác nhau giữa nguồn cung của vùng sản xuất chính (Vùng 2: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh) và vùng ngoại biên (Vùng 3: Bun-ga-ri, Romania, Hy Lạp, Croatia, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) nên giá đường tại các khu vực EU có sự khác biệt.

Ngành đường EU đối mặt với nhiều khó khăn khi diện tích củ cải đường giảm và dịch COVID-19 kéo dài - Ảnh 2.

Nguồn: Ủy ban châu Âu . Việt hóa: HP

Xuất khẩu tăng, các chính sách nông nghiệp có nhiều thay đổi

Nhập khẩu đường vào EU dự đoán đạt 2,1 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021, giảm 200.000 tấn so với mức nhập khẩu của niên vụ 2019/2020. 

Do diện tích trồng củ cải giảm rõ rệt trong năm 2019, đi kèm với điều kiện khí hậu tại các khu vực trồng củ cải khô hạn, khiến lượng đường nhập khẩu nửa sau niên vụ 2018/2019 tăng cao và kéo dài sang niên vụ 2019/2020.

Nhập khẩu từ các nước trong Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EPA) và Phi Vũ Khí (EBA) tăng cao, đặc biệt đối với đường tinh luyện cho niên vụ 2019/2020 trước dịch COVID-19. 

Xuất khẩu đường tại EU trong niên vụ 2020/2021 dự tính sẽ phục hồi từ 1,2 triệu tấn lên 1,5 triệu tấn. Nguyên nhân gây ra giảm xuất khẩu đường của niên vụ 2019/2020 là việc cạnh tranh dữ dội và thiếu nguồn cung trong nước, khiến mức xuất khẩu giảm 60%.

Ngoài ra, Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP) 2014 - 2020 vừa kết thúc cuối năm 2020, các thỏa thuận cho CAP mới vẫn bị cản trở do nhiều thay đổi trong bộ mãy lãnh đạo của Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và sự kiện Brexit từ phía Vương quốc Anh.

Tháng 3/2019, Bộ Thương mại Quốc tế Anh (DIT) công bố biểu thuế Tối huệ quốc (MFN) và hạn ngạch nhập khẩu trong diễn biến các lãnh đạo nước này mắc COVID-19. 

Thuế nhập khẩu cho đường thô sử dụng trực tiếp có thể lên tới 419 EUR/tấn, thuế cho đường thô là 399 EUR/tấn. 

Tuy nhiên, Anh cũng cung cấp Hạn ngạch thuế quan (TRQ) miễn thuế cho 260.000 tấn đường hàng năm. Đường tinh luyện sẽ chịu mức thuế 150 Euro/tấn.

Về phía Việt Nam, Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/7/2020 sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu 20.000 tấn đường trắng miễn thuế, cộng thêm 400 tấn đường đặc biệt sang EU.

Chi tiết báo cáo thị trường đường EU (bản tiếng anh) tại đây:

HP