Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang ngày càng giống Fed?
Ngân hàng Trung ương Trung quốc (Nguồn: Bloomberg).
Có quá nhiều khác biệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên trong lĩnh vực tiền tệ, họ lại đang trông giống nhau hơn bất kì những thời điểm nào trong những năm gần đây, theo đưa tin từ Bloomberg.
Cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đều dự kiến lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức hiện tại vào cuối năm 2019 trong một xu hướng cắt giảm chung. Và họ đều lo lắng tới mức lạm phát quá thấp.
Họ đã có những động thái khác nhau để đi đến trạng thái hiện tại. Cụ thể, Fed đã ba lần cắt giảm lãi suất trước khi tạm nghỉ trong khi PBoC lại cố gắng kiềm chế không cắt giảm lãi suất tham chiếu bất chấp những dự đoán rằng lãi suất sẽ giảm.
Nhìn một cách sâu hơn, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hoạt động giống như một tổ chức bình thường trong cách họ tương tác với các nhà đầu tư và công chúng. Đó không phải là một pháo đài bất khả xâm phạm của những nhà tài phiệt. PBoC thường xuyên có những bài phát biểu, phỏng vấn và đưa ra các thông cáo báo chí và phát hành báo cáo chính sách tiền tệ chi tiết hàng quí.
Truyền thông đã trở thành một trong những "vũ khí" của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong hai thập kỉ qua, trùng với khoảng thời gian trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.
Vai trò của PBoC đã trở nên rõ ràng và những quyết định của nó trở nên rất quan trọng đối với thế giới và điều đó làm cho những bài nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) trở nên có giá trị và là báo cáo bắt buộc đối với những người quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu.
NHTW Trung Quốc thiếu sự độc lập về chính trị
Báo cáo mới nhất được công bố vào tuần trước của hai chuyên gia Bradley Jones và Joel Bowman nói rằng PBoC ngày càng giống với các ngân hàng trung ương khác, tuy nhiên để có được nét giống nhau đầy đủ là không thể nào bởi vì họ thiếu sự độc lập chính trị.
Vai trò của ngân hàng trung ương trong bộ máy chính quyền của Trung Quốc hàm ý rằng họ chỉ có thể đưa ra những quyết định quan trọng nhưng theo những cách thức hạn chế nhất định.
Dự báo đối với chính sách của PBoC là rất khó khăn và có những dự báo kéo dài đến nhiều năm và khá cứng nhắc. Các nhà dự báo cũng gần như chắc chắc không hề biết trước ngày giờ mà PBoC sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất.
Điều đó trái ngược với tại các ngân hàng trung ương khác khi họ có thể đưa ra dự báo chính xác về thời điểm điều chỉnh chính sách từ những lời phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell hay từ trao đổi của Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney với các nhà lập pháp.
Nguồn: Bloomberg.
Chúng giống nhau như thế nào?
Theo quan sát của hai nhà phân tích Jones và Bowman, cách lạm phát của Trung Quốc ảnh hưởng đến nền kinh tế đang có sự tương đồng với các nền kinh tế lớn khác.
Các đường xu hướng là tương tự nhau và PBoC rất coi trọng sự ổn định về giá ngay cả khi nó có thể thực thi ý chí của mình một cách tự chủ. Các kết quả rất giống nhau, ngay cả khi họ được tạo ra trong các bối cảnh thể chế rất khác nhau.
Tại Trung Quốc, lạm phát tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 7 năm vào tháng 11, phần lớn do giá heo tăng đột biến, áp lực giá cơ bản là mờ nhạt. Lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,4% và đã duy trì dưới 2% trong hơn một năm.
Các nhà phân tích nhận thấy tình trạng này không khác gì với thách thức hiện nay của Fed để có được mức lạm phát mong muốn ở mức 1,3%, mức lạm phát mục tiêu trong năm là 2%. Và lạm phát thấp cũng là lí do để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định nới lỏng định lượng trở lại.
Ở Trung Quốc, những quyết định, hành động của NHTW là luôn luôn phù hợp với các mục tiêu chính sách chung của quốc gia, và bởi vì những quyết sách này chỉ được thực thi khi có được chữ kí từ Hội đồng Nhà nước. Điều này đặt ra câu hỏi là: "kết quả chính sách có trở nên kém đi không?"
Trong khi ở các nước phát triển, họ luôn muốn hạ thấp ý tưởng về sự độc lập của ngân hàng trung ương thì có rất nhiều điều để nói về các đòn bẩy chính sách có cùng một hướng.
Các ngân hàng trung ương độc lập cũng phạm sai lầm và không có sự độc quyền về trí tuệ ở Washington, Frankfurt hay London. Các chuyên gia tiền tệ cấp cao (không phải Trung Quốc) cũng phải thường xuyên đề nghị các cơ quan tài chính và quản lí giúp đỡ trong việc tạo ra sự tăng trưởng.
Điều đó cũng xảy ra tại Fed khi trong một thời gian dài, Fed đã không đạt tiêu chuẩn vàng về truyền thông và tính minh bạch. Các cuộc họp báo chỉ diễn ra vào năm 2011 và chỉ trong năm nay, họ mới tuân theo mọi quyết định về lãi suất. Fed đã không có một con số mục tiêu lạm phát chính xác cho đến năm 2012.