Ngân hàng tìm lợi thế cạnh tranh bằng phí dịch vụ
Sẽ bổ sung phí dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng |
Chị Thùy Dung - nhân viên văn phòng ở quận Gò Vấp, TP HCM, đang sử dụng một tài khoản ngân hàng để chuyển tiền hoặc thanh toán mua sắm online. Trung bình mỗi giao dịch liên ngân hàng bị thu phí 11.000 đồng, dù số tiền chuyển có khi chỉ vài trăm nghìn đồng. Thẻ ATM còn chịu nhiều khoản phí khác như phí quản lý tài khoản, phí thông báo số dư qua tin nhắn, phí rút tiền ATM...
"Đã vậy ATM gần cơ quan tôi sau giờ làm luôn trong tình trạng xếp hàng chờ, nhiều lúc vội phải sang rút ở ATM ngân hàng khác, phí còn cao hơn", chị Dung chia sẻ.
Anh Nguyễn Trung Tiến (Hà Nội) dùng thẻ ATM theo ngân hàng mà công ty trả lương và không chú trọng lắm đến khoản phí bị trừ khi chuyển hay rút tiền vì coi đó là phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng. Theo anh Tiến, người dùng bây giờ không quá chi li phí dịch vụ trả cho ngân hàng. Họ có thể dễ dàng tìm hiểu các loại phí mình phải trả cho một lần sử dụng dịch vụ và so sánh để chọn ra dịch vụ nào tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên lại cần phải có sự cân xứng giữa chi phí bỏ ra và chất lượng dịch vụ được hưởng.
"Máy ATM thì hay bị lỗi, hạn mức mỗi lần rút thấp nên phải rút nhiều lần khi cần nhiều tiền và mỗi lần đều phải trả phí", anh bức xúc.
Người dùng hiện nay hiểu rõ những khoản phí phải trả cho một lần sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Theo các chuyên gia, việc thu phí dịch vụ là nhằm giúp ngân hàng duy trì đầu tư hệ thống, nâng cấp chất lượng dịch vụ và bù đắp một phần chi phí cũng như góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Thế nhưng cần đưa ra mức phí dịch vụ để cả khách hàng và ngân hàng đều cảm thấy "đồng thuận".
Anh Phan Tiến Long (nhân viên một công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam) sử dụng khá nhiều thẻ ngân hàng trong và ngoài nước. Anh nhìn nhận mức phí rút tiền mặt hiện tại có thể chấp nhận được nhưng cần cân nhắc nếu quyết định tăng phí.
"Trong tình hình các ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ với nhiều hình thức ưu đãi đa dạng, người dùng dễ dàng lựa chọn những dịch vụ miễn phí hoặc phí thấp hơn, hay chọn dùng các gói sản phẩm để được lợi tối ưu về chi phí khi giao dịch", anh Long nhận xét.
Các gói sản phẩm ngân hàng như gói trả lương M-Payroll từ Maritime Bank mang đến nhiều ưu đãi về phí dịch vụ cho người dùng. |
Hiện tại để thu hút người dùng, nhiều ngân hàng vẫn đưa ra chính sách hỗ trợ phí dịch vụ như miễn phí rút tiền ATM, miễn phí chuyển khoản nội mạng... Đó có thể là các ưu đãi tạm thời hoặc là gắn kèm như một tính năng của gói sản phẩm nào đó.
Chẳng hạn, Maritime Bank tung gói tài khoản trả lương M-Payroll, đưa ra chính sách cán bộ nhân viên các công ty sử dụng dịch vụ này được miễn phí toàn bộ phí giao dịch rút tiền tại ATM kể cả nội và ngoại mạng, phí đăng ký, phí sử dụng Internet Banking và SMS cùng nhiều loại phí khác. Cùng với ưu đãi phí, người lao động tại các công ty này còn được cấp hạn mức tín dụng tự động chỉ sau một tháng nhận lương, trả góp thẻ tín dụng chỉ với lãi suất 0% hay được tặng quyền lợi bảo hiểm an sinh...
Đồng thời doanh nghiệp được hoàn toàn miễn phí chuyển lương, chuyển khoản tới 5.000 tài khoản mỗi lần qua Internet. Hạn mức một lần chuyển lên đến 250 tỷ đồng từ tài khoản doanh nghiệp hoặc 3 tỷ đồng từ tài khoản cá nhân. Công ty còn được giảm 25% phí mua gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bồi thường lao động cho nhân viên.
Đại diện công ty S.Parc với hơn 500 nhân viên cho biết, việc sử dụng gói M-Payroll đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm vài chục triệu đồng một năm và nhân viên cũng giảm ít nhất 600.000 đồng phí dịch vụ ngân hàng mỗi năm.