Ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc mở dịch vụ lưu ký tiền điện tử
Cụ thể, Woori Financial Group khẳng định họ đã và đang thúc đẩy một nỗ lực liên doanh với Coinplug – công ty phát triển dựa trên blockchain. Woori là ngân hàng thứ ba gia nhập thị trường lưu ký tiền điện tử trong nước, sau Ngân hàng KB Kookmin và Ngân hàng Shinhan.
Woori Financial liên doanh để cung cấp dịch vụ lưu ký tiền điện tử
Theo báo cáo từ Korea Economic Daily, đối tác Coinplug của ngân hàng Woori cực kỳ nổi tiếng nhờ phát triển các giải pháp blockchain với hơn 300 bằng sáng chế về công nghệ này.
Mặc dù từ lâu, người Hàn Quốc vẫn luôn bị thu hút bởi tiền điện tử và rất nhiều người trẻ đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý và quy định chính thức cấm người đầu tư, giao dịch dựa vào các sàn kỹ thuật số để được lưu ký.
Nguyên nhân này đã thúc đẩy sự quan tâm từ các ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động liên quan đến tiền ảo, bao gồm cả việc lưu ký tiền điện tử trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Mặc dù trên quan điểm pháp lý, các ngân hàng không thể cung cấp các dịch vụ lưu ký tiền điện tử một cách độc lập mà cần phải tham gia thị trường thông qua hình thức liên doanh nhưng rõ ràng, các ngân hàng đang ở vị thế rất cạnh tranh.
Họ có đầy đủ các điều kiện để trở thành nhà cung cấp dịch vụ lưu ký tiền điện tử chính thức và dẫn đầu tại quốc gia. Các tổ chức ngân hàng nói chung luôn giành được tin cậy từ khách hàng, trong khi tiền điện tử là một ngành công nghiệp đương nhiệm có thể sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.
Một quan chức của Woori Financial tuyên bố: "Ở thị trường nước ngoài, việc lưu ký tài sản kỹ thuật số đã trở thành một thông lệ và đang rất thành công. Giải pháp này sẽ được thiết lập trong số các dịch vụ mới mà các ngân hàng chúng tôi cung cấp".
Các ngân hàng Hàn Quốc coi việc cung cấp quyền lưu ký tiền điện tử là nguồn doanh thu mới
Với động thái của Woori Financial, Hàn Quốc đã có tất cả 3 ngân hàng lớn nhất trong nước cung cấp dịch vụ lưu ký tiền điện tử. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất KB Kookmin Bank là tổ chức đầu tiên tham gia vào thị trường này.
Họ đã thành lập một liên doanh vào tháng 11/2020 thành lập công ty Korea Digital Asset Co. (KODA) với các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ blockchain.
Ngân hàng thứ hai của Hàn Quốc gia nhập vào lĩnh vực mới nhiều tiềm năng này là Ngân hàng Shinhan. Ngân hàng Shinhan đã ký một liên doanh trong năm nay với Korbit để thiết lập dịch vụ lưu ký của riêng họ, được gọi là Korea Digital Asset Custody Co.
Với những ngân hàng hàng đầu này, cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử mang lại một nguồn thu khác tương đối ổn định.
Trong khi đó, các quan chức chính phủ Hàn Quốc được cho là có lập trường cứng rắn đối với tiền điện tử, đã và đề xuất các quy định mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sàn giao dịch trong nước. Họ cũng đã cấm các nhân viên cảnh sát mua tiền điện tử từ tháng 5 năm nay.
Theo các quy định mới thì trước ngày 24/9 tới đây, các sàn giao dịch tiền điện tử ở Hàn Quốc sẽ buộc phải tiết lộ kế hoạch, chính sách quản lý rủi ro và hợp tác với các ngân hàng để đảm bảo tài khoản giao dịch được nắm giữ bởi người thật.
Thực tế, luật mới đã được thông qua từ đầu tháng 3 và kể từ đó, chỉ có 4 trong số hơn 60 sàn giao dịch là Upbit, Bithumb, Coinone và Korbit đã đảm bảo quan hệ đối tác với các ngân hàng cần, đăng ký chính thức làm nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo.