|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nga tăng thu từ doanh nghiệp khai khoáng

16:54 | 15/08/2018
Chia sẻ
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga ép 14 công ty đóng góp Ngân sách bằng các khoản siêu lợi nhuận, ước tính 7,4 tỷ USD/năm.
nga tang thu tu doanh nghiep khai khoang Trung Quốc có thể thuê đất ở vùng Viễn Đông của Nga để trồng đậu tương
nga tang thu tu doanh nghiep khai khoang Ngoại trưởng Nga: Mỹ lạm dụng đồng USD khiến đồng tiền này suy yếu và bị nhiều nước quay lưng

Thông tấn TASS của Nga cho biết, mới đây, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga - ông Andrei Belousov đã đề xuất thu thêm 500 tỷ rúp (7,4 tỷ USD) mỗi năm từ siêu lợi nhuận của một số công ty trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim và hóa học.

nga tang thu tu doanh nghiep khai khoang
Nga tính thu thêm tiền từ các doanh nghiệp khai thác kim loại.

Khái niệm về siêu lợi nhuận theo TASS là việc lợi nhuận của một công ty vượt quá tỷ lệ thu lợi nhuận trung bình trong ngành.

Các công ty đều không thừa nhận có các khoản tiền "siêu lợi nhuận" này nhưng ông Andrei Belousov, bằng những kinh nghiệm có được trong ngành công nghiệp dầu cho thấy rằng, "siêu lợi nhuận" hay "doanh thu bổ sung" là số doanh thu mà công ty nhận được dựa trên sự suy giảm của đồng rúp và những thay đổi của môi trường bên ngoài - ví dụ, nhu cầu về sản phẩm trên toàn cầu tăng lên khiến giá bán được nâng lên.

Ông Andrei Belousov giải thích, thuế suất trong ngành khai thác mỏ và kim loại, hóa chất là thấp hơn so với các công ty dầu mỏ - tương đương ở mức 7% và 28%, trong khi lợi nhuận thì cao hơn.

Các khoản "siêu lợi nhuận" này sẽ được bổ sung vào ngân sách để cấp vốn cho các kế hoạch chi tiêu của chính quyền Tổng thống Putin. Ông Andrei Belousov nhấn mạnh rằng, cơ chế mới này là cần thiết để cân bằng gánh nặng thuế chứ không phải vì thiếu kinh phí Ngân sách để thực hiện các Nghị định của Tổng thống.

Doanh nghiệp Nga kêu trời

14 công ty đã được ông Belousov nêu tên. Trong đó có những cái tên đình đám như: MMC Norilsk Nickel PJSC - đồng sở hữu của tỷ phú Vladimir Potanin; Severstal PJSC - nơi tỷ phú Alexey Mordashov là cổ đông lớn nhất; tập đoàn hóa dầu Sibur Holding PJSC - thuộc quyền điều hành của 2 tỷ phú Leonid Mikhelson và Gennady Timchenko.

Thư ký báo chí của Tổng thống - ông Dmitry Peskov xác nhận rằng Tổng thống Vladimir Putin đã đồng ý với ý tưởng của vị cố vấn nhưng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.

Tuy nhiên, ngay khi có tin tức này, giá cổ phiếu các công ty này giảm mạnh, khiến tài sản của những tỷ phú đứng đầu công ty "bay hơi".

Vladimir Lisin, cổ đông lớn nhất của Novolipetsk Steel PJSC và cũng là người đứng dầu Hiệp hội Thép Nga, cho biết: "Đề xuất đó giống như khuyến khích cho hoạt động kém hiệu quả. Bởi lợi nhuận càng thấp thì số thuế phải đóng sẽ càng ít hơn".

Lisin là người thiệt hại nhiều nhất trong số các tỷ phú bị ảnh hưởng khi cổ phiếu Novolipetsk Steel mất 5,4% giá trị trong phiên giao dịch tại Moscow thứ 6 tuần trước. Tài sản của tỷ phú này sụt 832 triệu USD, tương đương 4%, xuống chỉ còn 18,3 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Dù vậy, hiện ông vẫn là người giàu nhất tại Nga.

Ông Lisin cho rằng, đề xuất này sẽ là "không hiệu quả" và có hình thức tương tự như một loại thuế bổ sung. Gánh nặng thuế bổ sung đối với các công ty trong lĩnh vực luyện kim sẽ dẫn đến sự sụt giảm đầu tư vào ngành.

Ông cho rằng, người đưa ra ý tưởng này thậm chí không tính toán đến tình trạng tài chính của các công ty.

Viktor Rashnikov, chủ nhân Magnitogorsk Iron & Steel Works PJSC - nhà sản xuất thép lớn thứ 3 của Nga mất 5,2% tài sản, còn 8,54 tỷ USD.

Liên minh các nhà công nghiệp và nhà doanh nghiệp Nga (RSPP) đã đánh giá thiệt hại của thị trường chứng khoán Nga vì khả năng tăng áp lực lên lợi nhuận có được từ mỏ và nhà máy luyện kim, hóa chất là vào khoảng 3.000 tỷ rúp.

Người đứng đầu Liên minh các nhà sản xuất vàng của Nga - ông Sergei Kashuba ước tính, các khoản lỗ ngân sách sẽ lên đến 21 tỷ rúp, và sự thiếu hụt vàng sẽ thiệt hại lên đến 79 tỷ rúp/năm(khoảng 1,1 tỷ USD/năm).

Ông Kashuba đã gửi một bức thư tới Bộ Công nghiệp của Liên bang Nga cho biết rằng, các ngành công nghiệp nói trên chưa nhận được sự tác động đáng kể nào từ việc mất giá đồng rúp, không giống như dầu mỏ và khí đốt. Các ngành này cũng không có lợi thế tác động từ các thị trường bên ngoài.

Ông Kashuba đặc biệt lưu ý vai trò đặc biệt của vàng. Vàng có thể trở thành đơn vị phổ biến trong dự trữ vàng và tiền tệ của quốc gia. Một khi tăng áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất vàng, sản lượng khai thác được sẽ sụt giảm.

nga tang thu tu doanh nghiep khai khoang
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga - ông Andrei Belousov

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng, Bộ không có kế hoạch yêu cầu doanh nghiệp "chia sẻ" doanh thu của mình. Nhà nước nên khuyến khích các doanh nhân đầu tư vào việc phát triển sản xuất để tiền sẽ vẫn còn và làm việc tại Nga.

Các chuyên gia được TASS phỏng vấn đồng ý rằng sáng kiến ​​sẽ được thực hiện theo cách này hay cách khác. Mặc dù bây giờ nó còn thiếu sót ở góc độ pháp lý. Nếu nguồn thu là quá lớn, chúng sẽ là một tín hiệu tiêu cực cho doanh nghiệp và làm suy yếu kết nối giữa doanh nghiệp với chính quyền.

Thay vào đó, cần sự thỏa hiệp hơn, có thể là một sự thay đổi về thuế suất bằng cách đặt chúng tương đương với thuế khai thác trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Xem thêm

Đông Phong

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.