|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Netflix tiếp tục 'chảy máu' người dùng

08:56 | 20/07/2022
Chia sẻ
Netflix tiếp tục sụt giảm người dùng trong những tháng gần đây, công bố quý thứ hai liên tiếp về số lượng người đăng ký bị mất - lần đầu tiên trong lịch sử của công ty.

Trong quý II/2022, ông lớn streaming trực tuyến Netflix báo cáo mất 970.000 người đăng ký, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp bị giảm người đăng ký. Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, con số này ít hơn rất nhiều so với dự báo trước đó là 2 triệu thuê bao, theo TechCrunch.

Công ty đã báo cáo có tổng cộng 220,67 triệu thuê bao và cho biết họ dự kiến ​​sẽ thêm một triệu trong quý thứ ba. Netflix đã dành một vài tháng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình nhằm chuẩn bị cho những thách thức mà họ dự kiến sẽ phải đối mặt.

Loạt phim Stranger Things do Netflix sản xuất vừa phát sóng mùa 4 và ghi nhận con số hơn 1,3 tỷ lượt xem, trở thành phim nói tiếng Anh ăn khách nhất của nền tảng này. (Ảnh: Netflix).

Công ty đã sa thải khoảng 450 nhân viên, công bố gói đăng ký có quảng cáo với chi phí rẻ hơn cùng mối quan hệ đối tác mới với Microsoft. Hiện Netflix cũng đang tiến hành thử nghiệm thu phí tài khoản chia sẻ mật khẩu.

Netflix đã thông báo trong thư gửi các cổ đông rằng họ sẽ tung ra gói dịch vụ có đi kèm quảng cáo vào đầu năm 2023. Ngoài ra, trong năm tới sẽ chứng kiến ​​việc triển khai chính thức dịch vụ chia sẻ trả phí. Trước đó, Netflix đã thông báo rằng họ đang thử nghiệm tính năng “thêm một ngôi nhà” sẽ tính thêm 3 USD để chia sẻ tài khoản với các hộ gia đình khác. 

Netflix đã khởi đầu năm 2022 theo một cách không thể tồi tệ hơn. Vào tháng 4, công ty báo cáo rằng họ đã mất 200 triệu thuê bao trong quý đầu tiên của năm 2022 - lần sụt giảm người đăng ký lớn và đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Năm nay, giá trị cổ phiếu của Netflix đã giảm khoảng 70%. Định giá thị trường đã giảm từ 300 tỷ USD xuống dưới 90 tỷ USD trong vòng chưa đầy một năm. Sau khi công ty báo cáo rằng họ mất ít người đăng ký hơn dự đoán, cổ phiếu Netflix đã tăng 8%.

Doanh Chính

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.