|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

NĐT cá nhân và các tổ chức trong nước giao dịch thế nào trước kỳ nghỉ lễ 2/9?

20:45 | 03/09/2023
Chia sẻ
Kịch bản dòng tiền qua kênh khớp lệnh tại các nhóm nhà đầu tư đã có sự thay đổi so với tuần trước khi khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị gần 716 tỷ đồng sau 4 tuần bán ra liên tiếp trước đó, trong khi cá nhân trong nước đảo chiều bán ròng với giá trị gần 409 tỷ đồng.

Trái với hai tuần biến động khá trầm lắng trước đó, VN-Index đã có một tuần giao dịch khởi sắc trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Cụ thể, chỉ số chính sàn HOSE nhanh chóng trở lại trên mức tâm lý 1.200 điểm ngay phiên đầu tuần và việc này đã giúp sắc xanh của thị trường được kéo dài xuyên suốt. Kết tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1.224,05 điểm, tăng 40,68 điểm, tương đương 3,44%.

Giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình trên toàn thị trường đạt 21.706 tỷ đồng, tăng 6,4% so với tuần trước. Diễn biến dòng tiền tại các ngành hầu hết ghi nhận sự phục hồi bất chấp đây là tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ dài ngày. Trong đó, hóa chất dẫn đầu đà tăng khi hồi phục hơn 8,3% so với tuần trước, dịch vụ tài chính tăng gần 7,7%, ...

Kịch bản dòng tiền qua kênh khớp lệnh tại các nhóm nhà đầu tư đã có sự thay đổi so với tuần trước khi khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị gần 716 tỷ đồng sau 4 tuần bán ra liên tiếp trước đó, trong khi cá nhân trong nước đảo chiều bán ròng với giá trị gần 409 tỷ đồng. 

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

NĐT cá nhân tiếp đà quay đầu bán ròng 875 tỷ đồng tuần VN-Index tăng gần 41 điểm

Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư cá nhân chuyển hướng bán ròng 875 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 408,5 tỷ đồng. Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch của NĐT cá nhân cân bằng với 9 nhóm được mua ròng và 9 nhóm bị bán ròng.

Trong đó, cổ phiếu xây dựng & vật liệu được mua ròng hơn 199 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm hóa chất (83 tỷ đồng), công nghệ thông tin (71 tỷ đồng), bảo hiểm (56 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (47 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, giao dịch bên bán tập trung ở nhóm tài nguyên cơ bản với quy mô 217 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở nhõm dịch vụ tài chính, hàng & dịch vụ công nghiệp, bất động sản với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Danh mục mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào nhóm cổ phiếu mà nước ngoài bán ròng. Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland ghi nhận giá trị vào ròng gần 283 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước.

Lực mua các cá nhân cũng tìm đến VCG của Vinaconex với giá trị 240 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến nhiều cổ phiếu lớn và trung bình như DPM (179 tỷ đồng), VPB (174 tỷ đồng), SSI (137 tỷ đồng), DCM (108 tỷ đồng), VIC (66 tỷ đồng), FPT (62 tỷ đồng), VHM (60 tỷ đồng), PAN (51 tỷ đồng), …

Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở DGC với 214 tỷ đồng. Kế đó, NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 198 tỷ đồng mã VNM. Song song đó, NĐT cá nhân cũng bán ròng các cổ phiếu như GMD (17 tỷ đồng), DXG (163 tỷ đồng), KBC (151 tỷ đồng), VND (148 tỷ đồng), VIX (133 tỷ đồng), HPG (128 tỷ đồng), TPB (112 tỷ đồng), FRT (96 tỷ đồng), …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tổ chức nội chuyển hướng mua ròng gần 160 tỷ đồng

Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức trong nước mua ròng 158 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh, họ bán ròng 262 tỷ đồng chủ yếu do ảnh hưởng của giao dịch thoái vốn tại VCG.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là xây dựng & vật liệu với 406 tỷ đồng, theo sau là bất động sản (193 tỷ đồng), bán lẻ (102 tỷ đồng), …

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng (217 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (211 tỷ đồng), ngoài ra còn có tài nguyên cơ bản, hàng cá nhân & gia dụng với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Thống kê giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước, cổ phiếu TPB của TPBank ghi nhận giá trị vào ròng mạnh nhất với 167 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình như SSI (146 tỷ đồng), DXG (128 tỷ đồng), DIG (83 tỷ đồng), VND (77 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, cổ phiếu VCG của Vinaconex bị rút ròng mạnh nhất với quy mô 637 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu NVL cũng bị bán ròng 295 tỷ đồng. Ngoài ra, Top 5 rút ròng còn có sự góp mặt của FPT (54 tỷ đồng), VRE (45 tỷ đồng), PAN (43 tỷ đồng), …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Linh Chi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.