|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 980 tỷ đồng trong tuần ETF cơ cấu danh mục, tâm điểm KDC, DGC

13:00 | 02/09/2023
Chia sẻ
Thống kê của FiinTrade cho thấy có sự đảo chiều về dòng tiền giữa nhóm cá nhân trong nước và khối ngoại. Cụ thể, NĐT cá nhân bán ròng sau 3 tuần mua ròng và NĐT nước ngoài ở vị thế ngược lại với lực mua ròng có đóng góp từ hoạt động cơ cấu ETF.

VN-Index ghi nhận tuần giao dịch cuối tháng 8 phục hồi, tăng vượt lên trên khu vực 1.220 với lực cầu gia tăng tốt giúp cho sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index rung lắc, giảm điểm trong phiên đầu tuần do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau nhịp giảm điểm mạnh. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy liên tục xuất hiện và gia tăng tốt trong các phiên sau đó đã giúp cho VN-Index liên tục có những phiên phục hồi tích cực và kết tuần tăng vượt lên trên khu vực 1.220.

Trong tuần vừa qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán và hóa chất thu hút được lực cầu tốt và có nhiều cổ đã vượt lên trên khu vực đỉnh cũ. Thêm vào đó, việc tăng điểm trở lại của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 đã tạo tiền đề tích cực, dẫn dắt thị trường nối dài mạch phục hồi.

Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index trong tuần đều là sự góp mặt của các mã vốn hóa lớn trong rổ VN30, điển hình là VCB đóng góp 4,05 điểm, HPG (2,42 điểm), GVR (2,26 điểm), BID (2,2 điểm), ...

Thống kê của FiinTrade cho thấy có sự đảo chiều về dòng tiền giữa nhóm cá nhân trong nước và khối ngoại. Cụ thể, NĐT cá nhân bán ròng sau 3 tuần mua ròng và NĐT nước ngoài ở vị thế ngược lại với lực mua ròng có đóng góp từ hoạt động cơ cấu ETF.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HOSE

Trong tuần vừa qua, NĐT nước ngoài mua ròng 915 tỷ đồng trên HOSE, trong đó 716 tỷ đồng được thực hiện qua khớp lệnh.

Động thái mua ròng của khối ngoại có đóng góp từ hoạt động cơ cấu ETF hai ngày thứ 4 và thứ 5 trước khi kỳ nghỉ lễ 2/9 bắt đầu. Trước đó, khối ngoại duy trì bán ròng gần 3.500 tỷ đồng trong 3 tuần liên tiếp.

Trong đó, KDC là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng lớn nhất với giá trị hơn 297,4 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh mục được giải ngân là DGC với 293,8 tỷ đồng.

Top cổ phiếu mua ròng tuần này của khối ngoại còn có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu ngành bất động sản như DXG (226 tỷ đồng), VRE (146,7 tỷ đồng) và KBC (125 tỷ đồng). Ba mã này được khối ngoại mua ròng tuần thứ hai liên tiếp.

Chiều ngược lại, Top cổ phiếu bán ròng tuần này của nước ngoài chủ yếu thuộc nhóm vốn hóa lớn như SSI (320,2 tỷ đồng), VPB (291,7 tỷ đồng), VIC (156,1 tỷ đồng), MWG (148,5 tỷ đồng), CTG (147,4 tỷ đồng), MSN (109 tỷ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại cũng bán ròng hai cổ phiếu đầu ngành phân bón là DCM và DPM trong tuần.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HNX

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 125 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 47,3 tỷ đồng gom cổ phiếu CEO của Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO. Bên cạnh đó, danh mục rót ròng có sự góp mặt của IDC (44 tỷ đồng), PVS (39,5 tỷ đồng), SHS (37,8 tỷ đồng), BVS (8,6 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 46,1 tỷ đồng ở cổ phiếu THD, theo sau là 11 tỷ đồng mã DTD. Cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như NVB, MBS, HCC, ... với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên thị trường UPCoM

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng gần 59 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu với quy mô hơn 13 tỷ đồng. Kế tiếp NĐT nước ngoài cũng gom ròng 6,1 tỷ đồng mã QTP và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như MCH (1,9 tỷ đồng), CST (0,7 tỷ đồng) và VTK (0,6 tỷ đồng).

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 38,4 tỷ đồng ở cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu ACV (22 tỷ đồng), VEA (13,4 tỷ đồng), LTG (4,2 tỷ đồng), MPC (1,8 tỷ đồng), …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.