|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

NĐT cá nhân dứt chuỗi 4 tuần mua ròng liên tiếp, trở lại xả ròng hơn 1.740 tỷ đồng trên HOSE

09:22 | 23/07/2023
Chia sẻ
Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư cá nhân dứt chuỗi 4 tuần mua ròng liên tục, thay vào đó họ bán ròng 1.743 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh, các cá nhân trong nước rút ròng 1.569 tỷ đồng.

VN-Index ghi nhận tuần giao dịch 17 – 21/7 tích lũy với các phiên rung lắc, tăng giảm đan xen, giữ vững khu vực hỗ trợ 1.170 để tiếp tục hướng lên vùng điểm cao hơn.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index nối dài nhịp tăng điểm và duy trì sắc xanh trong phiên đầu tuần, vượt ngưỡng kháng cự 1.170. Sự thận trọng vẫn được các nhà đầu tư thể hiện tại ngưỡng điểm tâm lý khiến cho VN-Index liên tục rung lắc các phiên sau đó và đã có lúc giảm thấp nhất về 1.165.

Tuy nhiên, lực cầu xuất hiện trở lại trong hai phiên cuối tuần đã giúp cho thị trường tiếp tục giữ nhịp, duy trì sắc xanh để tiệm cận lại khu vực 1.180. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.185,9 điểm, tăng 17,5 điểm, tương đương với 1,5% so với tuần trước.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, lực cầu tập trung lớn và nhóm cổ phiếu bảo hiểm và bán lẻ với mức tăng lần lượt là 3,81% và 3,55%. Đồng thuận đà hưng phấn của thị trường, khối ngoại đảo chiều mua ròng. Vị thế giao dịch của NĐT cá nhân và tổ chức trong nước cũng thay đổi so với tuần trước khi họ quay đầu bán ròng, riêng khối tự doanh vẫn duy trì hoạt động mua ròng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng hơn 1.740 tỷ đồng, dòng tiền tập trung ở nhóm BĐS

Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch bán ròng của NĐT cá nhân chiếm ưu thế khi diễn ra tại 12/18 nhóm ngành.

Giao dịch bên bán tập trung ở nhóm bất động sản với quy mô 883 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở nhóm tài nguyên cơ bản, thực phẩm & đồ uống với giá trị lần lượt là 479 tỷ và 207 tỷ đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng được mua ròng 187 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp (153 tỷ đồng), bán lẻ (140 tỷ đồng), dầu khí (119 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (115 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ghi nhận giá trị vào ròng gần 253 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân gần như đối ứng với lực xả của khối ngoại.

Lực mua các cá nhân cũng tìm đến BCG của Bamboo Capital với giá trị 252 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến nhiều cổ phiếu lớn như TCB (152 tỷ đồng), POW (135 tỷ đồng), MWG (121 tỷ đồng), PLX (107 tỷ đồng), STB (66 tỷ đồng).

Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở VHM với 340 tỷ đồng. Kế đó, các cá nhân cũng bán ròng gần 327 tỷ đồng mã HPG sau 4 tuần mã này dẫn đầu danh mục rút vốn của khối này.

Kế tiếp, cá nhân trong nước cũng bán ròng các cổ phiếu như VNM (293 tỷ đồng), SSI (218 tỷ đồng), VPB (184 tỷ đồng), VRE (177 tỷ đồng), VIC (165 tỷ đồng), PNJ (148 tỷ đồng), MBB (127 tỷ đồng) và VCI (84 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tổ chức nước trở lại bán ròng hơn 110 tỷ đồng tuần VN-Index vượt 1.185 điểm

Giao dịch cùng chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội bán ròng 111 tỷ đồng, nếu tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 283 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là dịch vụ tài chính với 262 tỷ đồng, theo sau là nhóm cổ phiếu ngân hàng (177 tỷ đồng), bán lẻ (63 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (59 tỷ đồng), …

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu tài nguyên cơ bản và hóa chất với quy mô vào ròng lần lượt là 148 tỷ và 133 tỷ đồng, kế đó là bất động sản (105 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (69 tỷ đồng), …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tập trung ở cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội. Mã này ghi nhận giá trị vào ròng mạnh nhất với 90 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổ chức nội cũng mua ròng 80 tỷ đồng mã HSG.

Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng HPG (68 tỷ đồng), VHM (51 tỷ đồng) và VCG (50 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, cổ phiếu BCG của Bamboo Capital bị xả ròng mạnh nhất với quy mô 254 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bộ đôi cổ phiếu ngân hàng TCB và STB cũng bị bán ròng lần lượt 121 tỷ đồng và 84 tỷ đồng. Danh mục top 5 rút ròng cũng có sự góp mặt của MWG (57 tỷ đồng) và PLX (56 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Linh Chi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.