|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ông Trần Việt Thắng vừa bị xử phạt thao túng giá hai cổ phiếu là ai?

14:00 | 22/07/2023
Chia sẻ
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố xử phạt hành vi thao túng giá hai cổ phiếu FRM và ABR với ông Trần Việt Thắng. Theo tìm hiểu ông Thắng là người từng giữ vị trí lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp.

Ông Trần Việt Thắng, người từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Forimex, trưởng ban kiểm soát GTNFoods bị xử phạt vì hành vi thao túng giá cổ phiếu. Ảnh: GTNFoods.

Ông Trần Việt Thắng là ai?

Đối chiếu thông tin địa chỉ của người vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt - ông Trần Việt Thắng và cổ đông lớn Nguyễn Thị Mai Lan của CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex, Mã: FRM) có sự trùng khớp. Bà Nguyễn Thị Mai Lan chính là mẹ của ông Trần Việt Thắng. Tại CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn, ông Trần Việt Thắng từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Theo tìm hiểu, ông Trần Việt Thắng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Forimex từ tháng 4/2016. Tháng 12/2015, tiền thân của Forimex là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng với giá bình quân 10.103 đồng/cp.

Tháng 5/2016, Forimex chuyển sang mô hình công ty cổ phần và đại chúng hóa vào tháng 3/2017. Cuối tháng 11/2017, công ty đăng ký giao dich 11,7 triệu cổ phiếu trên thị trường UPCoM. Thời điểm FRM lên UPCoM, bà Nguyễn Thị Mai Lan, mẹ của ông Trần Việt Thắng sở hữu hơn 1,97 triệu cp, tương ứng 16,85% vốn Forimex. Khi đó ông Trần Việt Thắng không nắm giữ cổ phần của công ty. Nhưng sau đó, bà Lan đã bán hơn 1 triệu cổ phiếu trong tháng 6/2018, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 8,03%.

Trở lại với thông tin về lãnh đạo của Forimex, ông Trần Việt Thắng sinh năm 1973, trình độ chuyên mô tài chính kế toán. Trước khi làm Phó Chủ tịch Forimex, ông Thắng từng tham gia ban kiểm soát của CTCP GTNFoods từ năm 2012, Trưởng Ban kiểm soát của CTCP Dược liệu TW2 và CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofood, mã: VDL).

Ladofood là từng công ty con của GTNFoods. Về phần GTNFoods, đây là cổ đông lớn nhất của Forimex khi đơn vị này cổ phần hóa. Tỷ lệ sở hữu của GTNFoods khi Forimex lên UPCoM là 35,04%. Tháng 6/2019, GTNFoods thoái toàn bộ vốn tại Forimex, đây chính là thời điểm trước khi Vinamilk (Mã: VNM) hoàn tất thâu tóm.

Tháng 3/2019, ông Trần Việt Thắng có đơn xin từ nhiệm Trưởng ban Kiểm soát GTNFoodsdo quỹ thời gian không đủ để làm tốt vai trò Trưởng ban kiểm soát, trong khi đó yêu cầu công việc phải dành nhiều thời gian cho chuyên môn.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, cổ đông Forimex thông qua việc kết thúc nhiệm kỳ hội đồng quản trị trước thời hạn, thông qua nhiệm kỳ hội đồng quản trị mới 2019 – 2024. Ông Thắng không tham gia nhiệm kỳ hội đồng quản trị mới.

Trên thị trường chứng khoán, ông Trần Việt Thắng và vợ là bà Phạm Thị Thủy liên tục có giao dịch cổ phiếu GTN của GTNFoods khi ông Thắng là Trưởng ban kiểm soát của công ty. Trong tháng 8 – 9/2018, ông Trần Việt Thắng bán 751.500 cp GTN, còn sở hữu 13.600 cp, vợ ông Thắng bán 314.400 cp, còn sở hữu 38.106 cp.

Sai phạm của Forimex dưới thời ông Trần Việt Thắng

Thông tin thêm về hoạt động của Forimex, cuối tháng 11/2019, Thanh tra TP HCM thông báo kết luận công ty sai phạm trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 137, tờ bản đồ số 14 tại xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với diện tích hơn 3,6 ha.

Trước đó, UBND TP HCM có giao tài sản cố định để Forimex cổ phần hóa, trong đó có khu đất trên. Tháng 6/2018, Sở Tài nguyên - môi trường Kiên Giang cho Forimex thuê diện tích đất trên để trồng cây lâu năm. Trong hợp đồng có điều khoản "…không được chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba...".

Tuy nhiên, tháng 3/2018, ông Trần Việt Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT Forimex đã kí hợp đồng chuyển nhượng kiêm hợp đồng đặt cọc khu đất trên với giá 280.000 đồng/m2, trong khi giá thị trường khoảng 3 triệu đồng/m2. Giao dịch chuyển nhượng sau đó đã được tạm ngừng và khu đất vẫn đang do Forimex quản lí.

 Diễn biến giá cổ phiếu LHC. Nguồn: TradingView.

Ông Trần Việt Thắng đang nắm giữ cổ phiếu nào?

Sau khi rờiForimex và GTNFoods, ông Trần Việt Thắng hiện là Thành viên Hội đồng Quản trị của CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (Mã: LHC). Thời điểm cuối năm 2022, ông Trần Việt Thắng và gia đình nắm giữ lượng lớn cổ phần của công ty.

Cụ thể, ông Trần Việt Thắng nắm giữ 528.500 cp, tương đương 3,67% vốn củaĐầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng. Về phần sở hữu của gia đình ông Thắng, bà Nguyễn Thị Mai Lan (mẹ ông Thắng) nắm giữ 6,5% vốn, bà Phạm Thị Thủy (vợ ông Thắng) (1,42%), bà Trần Ngọc Huệ (em gái ông Thắng) (4,23%).

Trong thời gian gần đây, ông Trần Việt Thắng, mẹ đẻ và vợ có giao dịch cổ phiếu LHC. Cụ thể, ông Trần Việt Thắng mua thêm 407.000 cp, nâng sở hữu lên 6,54%. Đây đúng bằng lượng cổ phần mà vợ ông Thắng là bà Phạm Thị Thủy bán ra.

Thời gian từ ngày 10 - 28/7, bà Nguyễn Thị Mai Lan mẹ ông Trần Việt Thắng đăng ký mua thêm 50.000 cp, nâng số cổ phần sở hữu lên972.600 cp, tương đương 6,75% vốn công ty.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lợi Hoàng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.