|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Năm ngân hàng muốn mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam

20:50 | 13/03/2017
Chia sẻ
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ANZ tại Việt Nam đang xúc tiến bán lại mảng kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, nguồn tin tin cậy của TBKTSG Online cho hay.
nam ngan hang muon mua lai mang ban le cua anz viet nam
Giao dịch tại Ngân hàng ANZ Việt Nam.

Có ba ngân hàng nước ngoài và hai ngân hàng Việt Nam đang tìm hiểu việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ tại thị trường Việt Nam.

Hồi tháng 10-2016, hãng tin Reuters cho biết ngân hàng ANZ đang lên kế hoạch lần lượt bán mảng dịch vụ bán lẻ và tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông Nam Á để tập trung vào thế mạnh truyền thống của mình.

Ngân hàng lớn nhất Singapore DBS Group đã mua lại mảng tư vấn tài chính và bán lẻ tại 5 thị trường châu Á từ ANZ, bao gồm Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia.

Báo chí quốc tế cũng tường thuật rằng, CEO Shayne Eilliott của ANZ cho biết ngân hàng đang xem xét bán lại mảng ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản ở Việt Nam và Philippines. Sau đó, đại diện ANZ tại Việt Nam đã có câu trả lời chính thức với TBKTSG Online rằng “mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng ANZ tại Việt Nam không nằm trong thương vụ chuyển nhượng mảng kinh doanh tại 5 thị trường châu Á-Thái Bình Dương, từ Ngân hàng ANZ dự kiến sang một ngân hàng nước ngoài khác là DBS”.

Nguồn tin cho biết mảng bán lẻ tại Việt Nam dự kiến sẽ không được bán cho DBS. Trong số 5 ngân hàng đang xem xét việc mua lại mảng này tại Việt Nam không có đại diện DBS.

Cũng theo báo chí quốc tế, lý do của việc thay đổi trên là xét về hiệu quả kinh doanh và chiến lược đầu tư, tỷ suất lợi nhuận khiến ngân hàng muốn thu hẹp một số mảng dịch vụ tại châu Á. Tuy nhiên ANZ sẽ không quay lưng với thị trường châu Á, nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào mảng then chốt như kinh doanh vốn, thị trường nợ (chủ yếu là trái phiếu) và quản lý dòng tiền, ngân hàng doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư.

Giá trị của các bộ phận bán lẻ đã và đang được chuyển nhượng ở các thị trường châu Á tương đối nhỏ so với quy mô tổng thể của ANZ.

ANZ đã mở rộng mạnh mẽ tại châu Á trước năm 2013, từng mở rộng các mảng kinh doanh mới, mua cổ phần của các ngân hàng địa phương (ANZ từng là cổ đông lớn tại Sacombank tại Việt Nam). Từ sau khi ông Elliott đảm nhiệm vị trí CEO, chiến lược của ANZ đã thay đổi theo hướng gần như ngược lại, thoái vốn tại các khoản đầu tư nhỏ và tập trung vào hoạt động cốt lõi.

Không riêng gì ANZ điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh trên quy mô toàn cầu của mình, các ngân hàng Úc như CBA - Commonwealth Bank, National Australia Bank – NAB đều đã có sự thay đổi theo hướng đóng cửa, bán lại một số khoản đầu tư, đơn vị hiện diện tại một số thị trường ngoài New Zealand và Úc, trong đó dự kiến không mở rộng cạnh tranh tại các thị trường Đông Nam Á.

Lý do của việc các ngân hàng Úc đồng loạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình là do những thay đổi về luật pháp và quy định thống kê với các ngân hàng của chính phủ Úc liên quan đến vốn cấp 1 và tín dụng với một số lĩnh vực liên quan đến bán lẻ, ví dụ như bất động sản...

ANZ không bán mảng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam

Hồng Phúc

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.