|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Năm 2018, các ngân hàng trung ương bắt đầu dự trữ tiền kỹ thuật số?

08:00 | 18/12/2017
Chia sẻ
Năm 2018, các đồng tiền như bitcoin sẽ được dùng cho thương mại quốc tế một cách vừa phải. Như một khoản đầu tư có lợi nhuận cao, các đồng tiền kỹ thuật số này sẽ thúc đẩy những quốc gia G7 nắm giữ.
2018 nam cac ngan hang trung uong bat dau du tru tien ky thuat so Ngoài bitcoin, đây là 7 đồng tiền kỹ thuật số đáng mong đợi trong năm 2018
2018 nam cac ngan hang trung uong bat dau du tru tien ky thuat so 4 yếu tố để nhận biết đồng tiền ảo nào sẽ tăng cao
2018 nam cac ngan hang trung uong bat dau du tru tien ky thuat so Sàn nào giao dịch giá bitcoin cao nhất?

Eugene Etsebeth - cựu giám đốc ngân hàng trung ương đang làm việc tại Ngân hàng Dự trữ Nam Phi, nghiên cứu và phân loại về tiền ảo cho biết, hàng này, các ngân hàng trung ương G7 giao dịch mua và bán ngoại tệ, chứng khoán trên thị trường, quyền rút vốn đặc biệt và vàng hàng ngày.

Những người giao dịch ngân hàng trung ương theo sát chính sách đầu tư của hội đồng xử lý với các mục tiêu phân bổ tài sản chi tiết. Theo thứ tự tầm quan trọng, mục tiêu của dự trữ ngoại hối gồm bảo đảm tính thanh khoản, an toàn, cuối cùng là lợi nhuận.

2018 nam cac ngan hang trung uong bat dau du tru tien ky thuat so
Ngân hàng trung ương trong năm 2018 sẽ dự trữ bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số khác

Hiện G7 chỉ quan tâm đến tính “điều chỉnh phù hợp” của tiền kỹ thuật số, không quan tâm đến tiềm năng tài sản. Bitcoin, ether và zcash không có trong danh sách các công cụ và tiền tệ hợp pháp mà ngân hàng trung ương được phép giao dịch.

Trong năm 2018, mọi thứ sẽ khác. Các ngân hàng trung ương G7 sẽ bắt đầu giao dịch tiền kỹ thuật số để củng cố dự trữ ngoại hối.

Nền tảng ổn định tài chính

Một trong những chức năng chính của ngân hàng trung ương là quản lý vàng chính thức và dự trữ ngoại hối của bang, quốc gia hay liên bang.

Quỹ dự trữ là cần thiết để đảm bảo quốc gia có thể trả lãi cho các khoản nợ ngoại hối và duy trì sự tin tưởng vào chính sách tiền tệ, tỷ giá. Nhìn chung, lịch sử chứng minh rằng ổn định tài chính đến từ việc dự trữ vàng và ngoại hối, giúp bảo vệ sức khỏe kinh tế đất nước trước các sự kiện bất ngờ bên ngoài.

Vàng thường được giữ để chống lại các sự kiện kinh tế thiên nga đen. Nó có thể dùng như một gói kích thích chống lại tai họa bởi tính thanh khoản cao, các đặc tính tiền tệ và những lợi ích khác.

Ngoại hối cũng có tính thanh khoản cao và lợi ích đa dạng (so với tiền tệ của một ngân hàng trung ương). Ngoại hối thường được tích lũy thông qua mua trên sàn giao dịch ngoại hối giao ngay, thực hiện các giao dịch hoán đổi trên thị trường để đầu tư và quản lý thanh khoản nội địa trong các tài khoản kỳ hạn và không kỳ hạn với các ngân hàng trung ương khác.

Sự kết nối của các ngân hàng G7

Các quốc gia G7 được kết nối với nhau thông qua hàng loạt thỏa thuận chính trị, tài chính và thương mại.

Nhóm quốc gia này nắm giữ lượng lớn tiền tệ của nhau – gọi là dữ trữ ngoại hối. Đa số quốc gia này cũng nắm giữ một lượng lớn vàng. Riêng Canada là ngoại lệ, khi họ vừa bán tất cả vàng.

Những ngân hàng trung ương G7 thường nắm giữ quyền rút vốn đặc biệt SDR và những chứng khoán thanh khoản cao phát hành bằng tiền tệ nước ngoài như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu công ty và những khoản nợ tiền tệ nước ngoài.

SDR cần được quan tâm đặc biệt. Đây là một loại tài sản dự trữ quốc tế, được tạo ra bởi Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên.

Giá trị của SDR được dựa trên 5 đồng tiền lớn, giỏ tiền này bao gồm: USD, euro, nhân dân tệ (RMB), yen Nhật và bảng Anh. RMB chỉ mới vừa phá vỡ thế độc quyền của các đồng tiền G7 để cấu thành SDR.

Cần lưu ý rằng SDR vẫn có tỷ trọng lớn dựa trên các đồng tiền các quốc gia G7.

Tại sao là năm 2018?

Một điểm hoán đổi đối với các ngân hàng trung ương G7 là khi giá trị thị trường bitcoin vượt quá giá trị của tất cả các SDR được tạo ra và nằm trong các quốc gia thành viên (khoảng 291 tỷ USD).

Một điểm bùng phát khác là giá trị các đồng tiền G7 đang giảm giá so với tiền kỹ thuật số. Theo đó, các quốc gia G7 sẽ thúc đẩy chuyển đổi tỷ lệ dự trữ ngoại hối và cuối cùng đưa các đồng tiền kỹ thuật số vào giỏ, thay thế SDR và đồng tiền mỗi quốc gia.

Nhà tiên tri Christine Lagarde, giám đốc quản lý của IMF, cảnh cáo các ngân hàng trung ương về việc tiền kỹ thuật số có thể gây ra sự sụp đổ kinh khủng.

Dự trữ ngoại hối dùng để hỗ trợ thanh khoản quốc gia. Các đồng tiền thông thường là một tờ giấy hoặc tiền xu không có giá trị. Đồng tiền sẽ được ủng hộ bởi một niềm tin chung của những người trong kế hoạch tiền tệ quốc gia. Khi một ngân hàng trung ương của G7 như Nhật Bản mua dự trữ ngoại hối của Mỹ (USD), niềm tin chung của Mỹ được chuyển đổi thành niềm tin chung của những người dân Nhật Bản.

Năm 2018, các ngân hàng trung ương G7 sẽ chứng kiến bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số khác trở thành tiền tệ quốc tế lớn nhất theo giá trị thị trường. Sự kiện này, cùng với bản chất toàn cầu của tiền kỹ thuật số và khả năng truy cập thương mại 24/7, sẽ làm cho chúng tự nhiên trở thành một khoản đầu tư thực tế của các ngân hàng trung ương.

Các đồng tiền kỹ thuật số cũng sẽ đáp ứng các yêu cầu mới như một loại vàng kỹ thuật số.

Hơn nữa, dự trữ ngoại hối được dùng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Dự trữ dưới dạng tiền tệ của đối tác thương mại sẽ làm cho việc trao đổi dễ dàng hơn. Năm 2018, các đồng tiền kỹ thuật số như bitcoin sẽ được dùng cho thương mại quốc tế một cách vừa phải, bởi như một khoản đầu tư có lợi nhuận cao, các đồng tiền kỹ thuật số này sẽ thúc đẩy các quốc gia G7 nắm giữ.

Dự trữ ngoại hối còn là công cụ chính sách tiền tệ. Các ngân hàng trung ương có thể mua hoặc bán ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá. Năm 2018, các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu nhận ra chính sách tiền tệ trên thị trường toàn cầu bằng tiền kỹ thuật số sẽ không thể đạt được.

Dự trữ ngoại hối còn được dùng làm phòng hộ đối với nền kinh tế. Nếu giá trị đồng nội tệ giá sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại. Qua đó, các ngân hàng trung ương G7 sẽ mua tiền kỹ thuật số như một quỹ phòng hộ cho nền kinh tế.

Tiền của ngân hàng trung ương sẽ đổ vào tiền kỹ thuật số

Khi nhận ra điểm yếu hệ thống của các đồng tiền thông thường đối lập với sự bùng nổ của tiền kỹ thuật số, lãnh đạo các ngân hàng trung ương, bao gồm chính phủ, chủ tịch nước và thành viên khác sẽ thay đổi chính sách tiền tệ đối với quản lý dữ trữ.

Bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số được chọn khác sẽ được đưa vào danh sách chứng khoán và tiền tệ hợp pháp. Tiền của ngân hàng trung ương sẽ đổ vào tiền kỹ thuật số.

Đa số ngân hàng trung ương có thể sẽ sử dụng những nhà quản lý quỹ bên ngoài đầu tư vào tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng thông tin này sẽ được công bố rộng rãi.

Điều này sẽ xảy ra trong bóng tối. Khó mà thay đổi được một thói quen.

Thành Nguyên