Myanmar xuất khẩu 100.000 tấn gạo/ngày trong 3 tháng đầu năm tài chính 2019 - 2020
"Trong 90 ngày qua, tương đương ba tháng đầu năm tài chính hiện tại, tổng cộng 900.000 tấn gạo đã được xuất khẩu. Độ ẩm trong gạo và giá đã ổn định", ông U Myo Thura Aye, thành viên hội đồng điều hành chính của Liên đoàn gạo Myanmar, cho biết.
Theo ông U Myo Thura Aye, trong giai đoạn này, các quốc gia châu Phi là thị trường lớn của gạo Mayanmar, theo sau là các quốc gia ASEAN. Ngoài ra, gạo cũng được xuất khẩu sang thị thị trường châu Âu.
Ông cũng chia sẻ xuất khẩu gạo qua biên giới đã giảm và chỉ 15% tổng khối lượng bán ra thị trường quốc tế trong ba tháng đầu năm 2019 - 2020.
Trong năm tài khoá trước, 55% xuất khẩu gạo là qua đường biên giới, trong khi chỉ có 45% là qua đường biển.
"Xuất khẩu gạo và ngô qua khu vực biên giới Chinshwehaw tăng nhiều hơn Muse in Shan và chúng ta cũng có thể xuất khẩu qua Lào, các thương nhân tại Lào đang tái xuất khẩu sang Trung Quốc", Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar U Khin Maung Lwin cho biết.
Tính tới ngày 6/12/2019, gần 700.000 tấn gạo đã được xuất khẩu, tăng 330.000 tấn gạo so với cùng kì năm ngoái, dữ liệu tổng hợp của Bộ Thương mại Myanmar chỉ ra.
Trong mùa mưa, khối lượng xuất khẩu duy trì không thay đổi so với cùng kì năm trước, theo các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo có thể giảm vào mùa nóng.
"Chính phủ đã tuyên bố giảm diện tích trồng lúa trong mùa nóng vì vấn đề tưới tiêu tại các đập chứa nước, vì vậy hoạt động thu hoạch và xuất khẩu được dự báo sẽ giảm", ông U Myo Thura Aye chia sẻ.
Theo Liên đoàn gạo Myanmar, xuất khẩu gạo trong năm tài chính hiện tại có thể đạt 2,5 triệu tấn và 770.000 tấn gạo xuất khẩu tính tới ngày 13/12/2019 đã thu về 220 triệu USD.
Trong đó, 100.000 tấn được xuất khẩu bằng đường bộ và 650.000 tấn qua đường biển.
Khoảng 39% tổng khối lượng xuất khẩu được vận chuyển sang thị trường châu Phi, 31% sang Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, 115 sang châu Âu, và 19% sang quốc gia khác, theo Myanmar Times.