|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mỹ yêu cầu Trung Quốc không phá giá đồng nhân dân tệ để làm bàn đạp cho thỏa thuận thương mại

14:14 | 22/02/2019
Chia sẻ
Các nhà đàm phán Mỹ được cho là đã yêu cầu Trung Quốc không phá giá đồng nhân dân tệ như một điều kiện cho thỏa thuận thương mại.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc không phá giá đồng nhân dân tệ

my yeu cau trung quoc khong pha gia dong nhan dan te de lam ban dap cho thoa thuan thuong mai
Nguồn: AFP

Theo đưa tin từ CNBC, các nhà đàm phán Mỹ được cho là đã yêu cầu Trung Quốc không phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) như một điều kiện cho bất kì thỏa thuận thương mại nào. Các chuyên gia cho rằng biện pháp này có khả năng sẽ gặp phải sự phản đối nhỏ từ phía người dân Trung Quốc bởi Bắc Kinh thực sự quan tâm đến việc sở hữu một loại tiền tệ mạnh hơn.

Tỉ giá hối đoái của đồng CNY so với đồng USD thường xuyên nhận được khiếu nại của chính quyền Trump. Vào tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ đã chia sẻ với tờ CNBC rằng đồng tiền của Trung Quốc đang “rơi như một hòn đá” và điều đó đặt nước Mỹ vào thế bất lợi.

Kể từ đó, đồng CNY đã tăng khoảng 1% so với đồng bạc xanh và Bắc Kinh cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đang nỗ lực theo đuổi một đồng tiền mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, thông tin này được cho là không thể ngăn được Nhà Trắng tìm kiếm một sự đảm bảo rằng đồng nhân dân tệ sẽ không mất giá.

“Thực tế là, PBoC cũng đang theo đuổi một đồng nhân dân tệ ổn định”, theo Trưởng phòng Kinh tế và Chiến lược của Ngân hàng Mizuho, ông Vishnu Varathan.

Giám đốc đầu tư thị trường mới nổi của Deutsche Bank Wealth Management cho biết ền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực phát triển lĩnh vực tài chính của họ cũng như thúc đẩy việc sử dụng đồng CNY nhiều hơn trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc cũng quan tâm đến việc duy trì tính ổn định của đồng tiền bởi Bắc Kinh đang mở cửa thị trường nội địa để đón đầu tư nước ngoài.

Nhận định của giới chuyên môn về lo ngại "thừa thãi" của Mỹ

“Ý tưởng về sự mất giá của đồng nhân dân tệ như một chiến lược không chỉ lỗi thời mà còn sai lầm”, ông Varathan nói. “Bắc Kinh phải vật lộn để ngăn chặn sự trượt giá đột ngột và quá mức của đồng CNY (do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây khiến dòng vốn chảy ra ngoài và thị trường tài sản chao đảo)”.

“Nguy cơ Bắc Kinh tham gia phá giá đồng nhân dân tệ là một rủi ro cường điệu hóa”, ông Varathan nói thêm.

Chính quyền Trung Quốc cũng bác bỏ những lo ngại tương tự trong cuộc họp báo hôm 20/2, ngay sau khi Bloomberg đưa tin rằng các nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán thương mại cho biết nhóm của ông Trump đang yêu cầu Trung Quốc giữ đồng nhân dân tệ ổn định.

Ông Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố: “Trước tiên, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm, đã tuyên bố rõ ràng rằng họ không tham gia cạnh tranh phá giá. Thứ hai, chúng tôi sẽ không sử dụng tỉ giá nhân dân tệ như một công cụ trong bối cảnh tranh chấp thương mại. Thứ ba, chúng tôi hi vọng Mỹ có thể tôn trọng luật thị trường và sự thật khách quan và kiềm chế chính trị hóa các vấn đề tỉ giá hối đoái”.

Ông Jameel Ahmad, Giám đốc Chiến lược tiền tệ và nghiên cứu thị trường tại công ty môi giới ngoại hối FXTM, đã lặp lại quan điểm này, nói rằng ý tưởng về sự mất giá của đồng nhân dân tệ không đáng được chú ý trong thời đại hiện nay.

Nếu có bất kì điều gì, ông nói thêm, thì một nhà quan sát trung lập sẽ kì vọng rằng “ưu tiên của Bắc Kinh chính là một đồng tiền tệ mạnh, bởi đồng tiền yếu có thể gây rủi ro đến nhu cầu và tâm lí của các nhà đầu tư tại thị trường mới nổi”.

Nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn ở đồng USD khiến đồng nhân dân tệ yếu

Trung Quốc thiết lập một phạm vi giao dịch cho đồng nhân dân tệ mỗi ngày, cho thấy rằng đồng tiền này không được thả nổi tự do như đồng USD hay đồng euro.

Tuy nhiên, áp lực mua và bán, ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, được cho là đã ảnh hưởng đến quyết định giao dịch hàng ngày tại PBoC.

Đồng nhân dân tệ tại Trung Quốc đại lục được giao dịch ở mức khoảng 6,71 so với đồng USD vào ngày 21/2.

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đều muốn một đồng nhân dân tệ ổn định, họ không thể hoàn toàn kiểm soát các lực lượng thị trường, vốn gây ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái, các chuyên gia nhấn mạnh.

Trên thực tế, cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh có thể đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm sự an tâm với đồng USD, do đó khiến đồng bạc xanh trở nên mạnh hơn so với đồng nhân dân tệ.

“Mọi thứ đã rõ ràng cho tất cả mọi người rằng căng thẳng thương mại hoạt động như một thỏi nam châm, hút các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn ở đồng USD”, ông Ahmad nói.

“Nếu căng thẳng thương mại kéo dài có thể đạt được một giải pháp lâu dài, đồng USD sẽ kém hấp dẫn hơn và sự thèm khát của các nhà đầu tư đối với đồng nhân dân tệ ở các thị trường mới nổi sẽ tăng lên”, ông nói thêm.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.