Mỹ tăng biên độ bán phá giá sản phẩm thép cuộn đối với doanh nghiệp hợp tác điều tra
Theo tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, mức biên độ này đối với thép Việt Nam đã có sự thay đổi so với quyết định đã ban hành trong tháng 6 của DOC.
Trước đó, DOC kết luận biên độ phá giá của 3 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép Việt Nam tham gia hợp tác điều tra từ 0% - 0,38%. Đối với các doanh nghiệp không tham gia hợp tác điều tra bị áp mức thuế suất toàn quốc ở mức 113,18%.
Bên cạnh đó, biên độ bán phá giá đối với các doanh nghiệp của UAE là 5,58% – 6,43%, Pakistan là 11,8%, Oman là 7,24%. Riêng Pakistan bị điều tra thêm cả chống trợ cấp với mức biên độ trợ cấp xác định là 64,81%.
Đây là kết luận cuối cùng DOC ban hành cho vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đối với sản phẩm ống thép cuộn carbon nhập khẩu từ Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan và Việt Nam.
Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) sẽ ban hành kết luận về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước này.
Nếu ITC xác định tồn tại thiệt hại hay đe dọa thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa do hàng hóa bán phá giá, hàng trợ cấp gây ra thì lệnh áp thuế sẽ được DOC ban hành dự kiến vào ngày 12/12/2016. Nếu ITC xác định không tồn tại về thiệt hại, vụ việc sẽ được hủy bỏ.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến cuối tháng 8 năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 591 nghìn tấn thép, tương đương với hơn 334 triệu USD.