|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ nắm yết hầu Huawei nhưng sẽ không siết cổ

07:14 | 28/05/2019
Chia sẻ
Mỹ có thể bóp nghẹt Huawei bằng những chính sách cấm vận của mình, nhưng đó không phải là mục tiêu mà chính phủ nước này hướng tới.

* Quan điểm của Tom Holland, cây viết kỳ cựu về châu Á, đăng trên South China Morning Post.

Nếu thực hiện triệt để và kéo dài, lệnh cấm của chính phủ Mỹ lên Huawei có thể khiến ông lớn công nghệ Trung Quốc không còn kinh doanh được nữa.

Một khi mở rộng ra nhiều công ty, chính sách kiểm soát xuất khẩu của Washington sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp quốc tế khác. Về lâu dài, thế giới có thể bị chia thành 2 khối thù địch, kèm theo hậu quả nghiêm trọng cho các mối quan hệ quốc tế.

Song, chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung chưa phải kỷ băng hà cho nền kinh tế thế giới. Vẫn có những lý do chính đáng để kịch bản trên không xảy ra.

Ngành công nghệ Trung Quốc không thể tự chủ

Tuần trước, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã có những lời hoa mỹ đầy tinh thần dân tộc về tương lai thịnh vượng của Huawei, bất chấp lệnh cấm từ Mỹ. Ngoài ra còn đề cao cách công ty dùng sản phẩm nội địa thay cho công nghệ Mỹ.

Thực tế, các thiết bị di động và điện thoại thông minh Huawei phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây. Đáng chú ý là chất bán dẫn và phần mềm, những thành phần này không thể thay thế bằng sản phẩm nội địa, thậm chí là nguồn hàng từ Hàn Quốc hay Nhật Bản, vì các bằng sở hữu trí tuệ vẫn thuộc về Mỹ.

Các nhà cung cấp Hàn và Nhật sẽ phải chịu hình phạt từ Mỹ nếu giao thương với Huawei. Điều này giải thích cho động thái tạm dừng các lô hàng linh kiện đến Trung Quốc của Panasonic và Hitachi.

Huawei vẫn luôn tự tin vào khả năng tự chủ của mình, nhất là khi HiSilicon nay đã có thể sản xuất chip độc lập. Tuy nhiên, các sản phẩm HiSilicon vẫn phụ thuộc vào kiến trúc chip từ ARM - một công ty của Anh. Tuần trước, ARM cũng đã cắt đứt mọi liên kết với Huawei.

Mỹ nắm yết hầu Huawei nhưng sẽ không siết cổ - Ảnh 1.

HiSilicon là đơn vị sản xuất chip Kirin và modem Balong cho các thiết bị Huawei. Ảnh: Notebook.

Tuy nhiên, kế hoạch này có vẻ không hứa hẹn. Nỗ lực xây dựng vi xử lý nội địa dựa trên công nghệ nước ngoài đã gặp nhiều khó khăn. Dự án sản xuất chip nhớ DRAM tích hợp mạch Phúc Kiến Kim Hoa sụp đổ vào năm ngoái, khi Mỹ thực hiện kiểm soát xuất khẩu - được ban hành sau cáo buộc Trung Quốc đánh cắp thiết kế từ nhà cung cấp Micron.Các quan chức Trung Quốc tuyên bố nền kinh tế nước này sẽ không bị rối loạn. Đối mặt với chính sách cấm vận của Mỹ, Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót nguồn lực để phát triển thiết kế, chip bán dẫn và phần mềm nội địa.

Ngoài ra, Yangtze Memory Technologies - công ty từng được đánh giá là đối thủ của Samsung - hiện vẫn tụt hậu ít nhất 5 năm sau gã khổng lồ Hàn Quốc, dù đã dành hơn một thập kỷ làm chip nhớ NAND. Những người hoài nghi đánh giá rằng các ông chủ Trung Quốc giỏi làm bất động sản hơn vi xử lý.

Trung Quốc cũng không có thêm thành tựu phần mềm nào. Sau gần 20 năm nỗ lực, quốc gia này chưa thể phát hành hệ điều hành nội địa cho máy tính, đủ mạnh để thách thức Microsoft Windows. Nỗ lực đáng ghi nhận nhất của các lập trình viên Trung Quốc là một sản phẩm trông giống Windows XP - hệ điều hành Microsoft đã ngừng phát triển 10 năm trước.

Mỹ nắm yết hầu Huawei nhưng sẽ không siết cổ - Ảnh 2.

Giao diện hệ điều hành NeoKylin do Trung Quốc tự phát triển. Ảnh: QZ.

Mặc dù hứa hẹn nhiều lần trong thập kỷ qua, thực tế tiến độ xây dựng hệ điều hành cho điện thoại thông minh của Trung Quốc vẫn còn rất mơ hồ.

Tự cô lập mình

Tất cả những điều trên giải thích vì sao Huawei không thể tồn tại về lâu dài với lệnh cấm của Mỹ. Công ty phụ thuộc vào nguồn sở hữu trí tuệ phương Tây để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Đó là lý do nền kinh tế Trung Quốc không thể phát triển thịnh vượng bằng cách thực hiện tự cung tự cấp, bất kể Chủ tịch Tập Cận Bình có thúc đẩy ý tưởng này đến mức nào.

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng thừa nhận: “Trung Quốc khó thành công nếu phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nội địa”. Ý kiến của ông thể hiện một thực tế: dù được hậu thuẫn thế nào, tự chủ công nghệ là bước đi không hề khôn ngoan so với giao thương quốc tế.

Mỹ nắm yết hầu Huawei nhưng sẽ không siết cổ - Ảnh 3.

Ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP.

Về lâu dài, nó có thể gây ra cô lập. Rồi sẽ xuất hiện một khối các quốc gia đồng minh sử dụng hệ thống, tiêu chuẩn và phần mềm của riêng mình. Một khi bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới, khối đồng minh sẽ mãi mãi là những “người anh em” nghèo nàn công nghệ - với chi phí cơ hội mất đi là rất lớn.

Mỹ có thể giết Huawei, nhưng họ không cần làm vậy

Tuy nhiên, kịch bản tối tăm này vẫn có thể tránh được. Dồn Huawei vào chân tường thực tế không mang lại lợi ích cho chính phủ Mỹ.

Huawei và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc khác là khách hàng lớn của những nhà cung ứng Mỹ - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu lệnh cấm xuất khẩu được thi hành nghiêm ngặt. Hơn nữa, mục tiêu lớn nhất của Mỹ vẫn là đạt được thoả thuận thuế quan với Trung Quốc.

Như vậy, chính phủ Mỹ không nhắm đến việc phá huỷ Huawei, mà đơn giản là cắt cánh “đại bàng” Trung Quốc. Bằng việc thực hiện một số lệnh cấm, Washington khiến Huawei trở nên kém hấp dẫn và suy yếu đáng kể. Điều này phần nào thoả mãn cộng đồng tình báo Mỹ - vốn xem sự phát triển của Huawei là mối đe doạ an ninh quốc gia.

Bằng cách yêu cầu Huawei phải nhận tội trong các cáo buộc hình sự, nhất là việc buôn bán với Iran, chính phủ Mỹ có quyền đặt giám sát viên trong nội bộ công ty. Xoá tan mối lo ngại từ lâu về độ trong sạch của Huawei.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng Huawei “có thể được bao gồm” trong thoả thận chấm dứt chiến tranh thương mại.

Tất nhiên, chính quyền Trung Quốc sẽ khó chấp nhận những điều này. Nhưng đây có lẽ là phương án tốt nhất cho tất cả các bên liên quan: Huawei, Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới.

'Giải phẫu' chiếc Huawei P30 để xem tương quan sức mạnh Mỹ - Trung Những tính năng quan trọng nhất không thể thiếu của Huawei P30 hầu hết đến từ Mỹ. Ngay cả linh kiện Huwei vẫn rất tự hào, thực chất vẫn dựa trên nền tảng của nước khác.

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hữu Chiến

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.