|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ dùng siêu máy tính mạnh nhất thế giới để tìm cách trị COVID-19

06:57 | 19/03/2020
Chia sẻ
Bộ năng lượng Mỹ ngày 16/3 đã thông báo sẽ sử dụng siêu máy tính Summit của IBM để đẩy nhanh tốc độ tìm ra phương pháp ức chế virus.

Theo ExtremeTech, Bộ năng lượng Mỹ ngày 16/2 đã thông báo sẽ sử dụng siêu máy tính Summit của IBM để tìm kiếm phương pháp điều trị Covid-19. Với sự giúp đỡ từ siêu máy tính này, các nhà khoa học hi vọng có thể cải thiện tốc độ mô phỏng kỹ thuật số nhằm thu hẹp phạm vi những biến số tiềm năng.

Bộ năng lượng Mỹ muốn khai thác chiếc siêu máy tính này để đẩy nhanh tốc độ tìm ra phương pháp ức chế hoặc tấn công virus. Thông thường, quá trình nghiên cứu virus thường diễn ra khá lâu và xuất hiện nhiều biến số.

“Việc tiến hành mô phỏng bằng máy tính có thể kiểm tra nhiều biến số phản ứng đối với từng loại virus khác nhau cùng lúc. Mỗi biến số riêng lẻ này có thể bao gồm hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ dữ liệu khác nhau. Quá trình này sẽ trở nên cực kỳ tốn thời gian nếu không sử dụng sức mạnh xử lý ưu việt từ siêu máy tính”, IBM cho biết.

Mỹ dùng siêu máy tính mạnh nhất thế giới để tìm cách trị COVID-19 - Ảnh 1.

IBM Summit, siêu máy tính nhanh nhất thế giới có kích thước tương đương 2 sân tennis. Ảnh: NY Times.

“Việc sử dụng siêu máy tính như Summit là rất cần thiết để nhanh chóng có được kết quả mô phỏng mà chúng tôi cần chỉ trong vòng từ một đến hai ngày. Trong khi đó, một máy tính bình thường phải mất đến vài tháng mới cho ra kết quả”, Jeremy Smith, Giám đốc trung tâm nghiên cứu sinh lý học phân tử thuộc Đại học Tennessee tiết lộ.

Summit là thành quả hợp tác giữa IBM và hãng sản xuất chip đồ họa Nvidia đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở bang Tennessee, Mỹ. Năm 2018, siêu máy tính Summit với khả năng thực hiện 200 triệu tỷ phép tính/giây, đã vượt qua cỗ máy Sunway TaihuLight của Trung Quốc để giúp Mỹ giành lại vị trí quốc gia sở hữu siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

Anh Tuấn

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.