|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Muốn khởi nghiệp bằng chất xám, ta phải có ý tưởng điên rồ'

11:38 | 28/02/2018
Chia sẻ
Người sáng lập Umbala từng có một công ty với số lượng nhân viên là 120 và được người Nhật rót vốn, song anh vẫn rời nó để thực hiện đam mê lớn hơn.
muo n kho i nghie p ba ng cha t xa m ta pha i la m vie c dien ro Bà lão 69 tuổi khởi nghiệp để làm đẹp cho phụ nữ mãn kinh

Nguyễn Minh Thảo là người sáng lập kiêm giám đốc Umbala, một ứng dụng trên điện thoại di động.

Với Umbala, Minh Thảo muốn mang tới cho công chúng một công cụ mang tính ảo thuật, giúp mọi người tạo ra điều kỳ diệu cho bản thân.

muo n kho i nghie p ba ng cha t xa m ta pha i la m vie c dien ro
Doanh nhân Nguyễn Minh Thảo (trái) tâm niệm rằng những người khởi nghiệp bằng chất xám phải theo đuổi một ý tưởng thật "điên rồ". Ảnh: Nguyễn Minh Thảo

"Những người tài năng thực sự tồn tại ở mọi nơi trên thế giới. Umbala Labs mang tới cơ hội để họ trở thành người nổi tiếng. Ứng dụng chính là bệ phóng để họ tham gia những đấu trường nghệ thuật - giống như các chương trình American Idol hay Got Talent. Những người xem chương trình có thể bình chọn cho họ", Minh Thảo giải thích.

Người sử dụng Umbala Labs có thể vừa quay, livestream vừa sửa trực tiếp video. Ứng dụng có những công cụ để họ có thể biên tập video, tạo ra những hiệu ứng kỳ lạ.Việc duy nhất người sử dụng cần làm là tạo ra một nhạc phẩm hay để khán giả tương tác, bình chọn.

"Umbala giúp chúng ta xây dựng những cộng đồng người hâm mộ bằng cách trình diễn tài năng để mọi người tương tác. Nó không chỉ giúp người có tài thể hiện khả năng ca hát, nhảy, múa, diễn kịch, biểu cảm, mà còn giúp mọi người trên thế giới có cơ hội bình chọn những tài năng mà họ hâm mộ", Minh Thảo nói.

Sự khác biệt lớn nhất của Umbala với hàng nghìn ứng dụng video trực tiếp khác là nó tạo ra các đấu trường để mọi người thi đấu trực tiếp với nhau. Trong đấu trường ấy, khán giả có thể bình chọn trực tiếp. Theo Minh Thảo, ứng dụng của anh có thể dẫn tới sự ra đời của mô hình giải trí mới mà anh gọi là "showbiz 2.0".

"Showbiz 2.0 là mô hình mà ở đó người dùng phần mềm Umbala tạo ra các game show, trình diễn trong game show và cũng tự bình chọn. Các bạn trẻ rất thích cạnh tranh với nhau, và khi chúng ta trao cho họ một công cụ để họ cạnh tranh, họ sẽ rất sung sướng", anh giải thích.

Hiện tại, Minh Thảo tiết lộ Umbala đang hợp tác với các đơn vị truyền hình để thực hiện các chương trình truyền hình tương tác dựa trên nền tảng Umbala.

Nói về chất "điên" của bản thân, Minh Thảo kể rằng ngay từ khi còn nhỏ, anh đã muốn trở thành nhà khoa học để có thể gây ảnh hưởng tới cả thế giới. Khi khởi nghiệp, nguồn vốn duy nhất mà anh có là chất xám.

"Lúc ấy tôi nghĩ, muốn khởi nghiệp bằng trí tuệ, tôi phải tạo ra một thứ gì đó thật điên rồ, thật dị biệt thì mới có cơ may thành công", anh thổ lộ.

Quá trình triển khai ý tưởng của Minh Thảo cũng đậm chất "dị biệt". Ứng dụng của anh đã thay đổi tới 20 lần trong vòng chưa tới hai năm, và phiên bản sau luôn khác biệt gần 30% so với phiên bản trước. "Trong mảng công nghệ và sáng tạo, nếu không thay đổi nhanh, chúng ta sẽ bật khỏi cuộc chơi. Những start-up công nghệ hướng tới người dùng cuối trên thế giới như Instagram hay Uber cũng cần tới hai năm để tạo ra một thứ giá trị. Ngay cả ứng dụng GotIt của Trần Việt Hùng cũng phải thay đổi tới 15 lần tính tới năm 2017 và vẫn có thể thay đổi tiếp", anh giải thích.

Chất khác biệt cũng thể hiện trong cách gọi vốn của Minh Thảo. Anh thành lập công ty ở Việt Nam, nhưng sang tận Thung lũng Silicon bên Mỹ để gọi vốn. Vì thế, đương nhiên anh gặp ngay trở ngại lớn.

"Giới đầu tư ở Mỹ tỏ ra e dè với mô hình của tôi vì họ chưa thấy start-up thành công nào ở Việt Nam. Chính sự e dè của họ khiến tôi phải buông bỏ giấc mơ lớn, nhìn nhận lại bản thân để có lộ trình hợp lý hơn", anh bày tỏ.

Nhạc Dương