|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thuế chống bán phá giá 0% đối với tôm Việt xuất khẩu sang Mỹ sẽ chưa có hiệu lực ngay?

16:13 | 10/04/2019
Chia sẻ
Theo đại diện của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, quyết định mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam mới chỉ là kết quả sơ bộ và phải chờ đến tháng 9 mới có kết quả chính thức.

Còn phải chờ đến tháng 9...

Trao đổi với người viết, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết hiện tại chưa nói được nhiều về triển vọng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ trong năm 2019 do hiện nay mới chỉ là kết quả sơ bộ, chưa được áp dụng và chờ đến khoảng tháng 9 năm nay để có kết luận cuối cùng. 

Ông Huỳnh Long Quân, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang cũng cho quyết định Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam còn 0% vẫn chưa phải chính thức. Do đó, ông Quân tỏ ra khá thận trọng về triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.

Mới đây, ngày 9/4, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kết luận sơ bộ rằng các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Công ty Sao Ta và Công ty Hải sản Nha Trang không bị bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018. 

Vì vậy, DOC thông báo thuế sơ bộ đối với hai công ty là 0%. Cùng với đó, 29 công ty khác của Việt Nam có nộp đơn xin xác định mức thuế suất khác biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất vào Mỹ trong khoảng thời gian nêu trên cũng được hưởng mức thuế 0%. 

Danh sách các công ty được hưởng mức thuế 0% như sau (Nguồn: VASEP)

STT

Công ty xuất khẩu

Thuế suất sơ bộ POR13 (%)

1. 

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex)

0,00

2. 

Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company)

0,00

3. 

CTCP Thủy sản Bạc Liêu (BAC LIEU FIS)

0,00

4. 

Công ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre (FAQUIMEX)

0,00

5. 

Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam

0,00

6. 

Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX

0,00

7. 

Công ty Cổ phần Camimex Group (Camimex)

0,00

8. 

Công Ty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES)

0,00

9. 

ông ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CAFISH)

0,00

10. 

Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long (Cuulong Seapro)

0,00

11. 

Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau (FFC)

0,00

12. 

Xí nghiệp đông lạnh 32- Công ty cổ phần Thủy sản và thương mại Thuận Phước

0,00

13. 

Công ty Cổ phần Hải Việt (HAVICO)

0,00

14. 

Công ty thủy sản Kim Anh Sóc Trăng

0,00

15. 

Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải (Minh Hai Jostoco)

0,00

16. 

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải (Sea Minh Hai)

0,00

17. 

Công ty CP Chế Biến Thực Phẩm Ngọc Trí

0,00

18. 

Công Ty TNHH Một Thành Viên Q N L

0,00

19. 

Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến thủy sản và XNK Quốc Việt

0,00

20. 

Công ty cổ phần Thuỷ sản Cà Mau (Seaprimexco)

0,00

21. 

Seafoods and Foodstuff Factory

0,00

22. 

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh

0,00

23. 

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thông Thuận

0,00

24. 

Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước

0,00

25. 

Cty TNHH Chế Biến & XNK Trang Khanh

0,00

26. 

Công ty TNHH Thủy sản Trọng Nhân

0,00

27. 

Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Út Xi

0,00

28. 

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

0,00

29. 

Công ty TNHH MTV TP Đông Lạnh Việt - Imei

0,00

30. 

Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải

0,00

31. 

Công ty CP thuỷ sản sạch Việt Nam (VINA CLEANFOOD)

0,00

Sau thông tin thuế thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Mỹ còn 0%, nhóm cổ phiếu thủy sản cũng duy trì mức tăng mạnh vào cuối phiên với HVG, ACL, CMX, FMC tăng kịch trần. Ngoài ra, IDI, AAM, ANV, ASM, MPC tăng ít nhất 1,3%. Riêng HVG và ASM cùng đạt thanh khoản hơn 2 triệu đơn vị.

Xuất khẩu tôm vẫn ảm đạm đầu năm 2019

Về tình hình xuất khẩu tôm những tháng đầu năm 2019, trong một báo cáo mới đây, Cục Xuất nhập khẩu cho hay xuất khẩu hai nhóm hàng chủ lực là tôm và cá tra đều có lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2018. "Như vậy, có thể thấy trong các tháng đầu năm 2019 xuất khẩu tôm vẫn gặp khó khăn do tồn kho tôm trên thị trường vẫn ở mức cao và giá tôm thấp", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Theo VASEP, hai tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn đi theo xu hướng giảm của năm 2018 do trùng vào thời điểm Tết nguyên đán và tồn kho trên các thị trường vẫn còn. Giá trị xuất khẩu đạt 373,6 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Mỹ, bên cạnh sức ép từ Chương trình Giám sát Thủy sản nhập khẩu Mỹ (SIMP), giá tôm nhập khẩu Ấn Độ thấp thì thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ vẫn là áp lực cho doanh nghiệp xuất khẩu và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang 5 thị trường chính trong hai tháng đầu năm đều giảm trong đó giá trị xuất khẩu sang EU giảm mạnh nhất 27,6%, Nhật Bản giảm 0,9%. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc giảm lần lượt 1,6%, 19,2% và 18%. Trong tháng 2, duy nhất xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản tăng 14,7%, sang các thị trường còn lại đều giảm.

Đức Quỳnh