Mức đóng bảo hiểm xã hội đã quá cao
Mức đóng bảo hiểm xã hội hợp lý sẽ giảm tình trạng lao động mất việc (Ảnh minh hoạ) |
Trong cuộc họp bàn về Luật BHXH năm 2014, từng có những ý kiến cho rằng, mức đóng BHXH cần căn cứ trên tổng thu nhập của người lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm ngắn hạn và đặc biệt là lương hưu cao hơn. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước nghiên cứu và nhận định phải cân nhắc mức đóng BHXH trên tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp.
Phải lường...“sức khoẻ” của DN
Hai thông tư hướng dẫn thực hiện Luật BHXH gồm Thông tư 47/2015 và Thông tư số 59/2015 của Bộ LĐ-TB-XH đã được lấy ý kiến từ nhiều cơ quan và doanh nghiệp. Theo hai thông tư này, mức đóng BHXH của doanh nghiệp trên thực tế mới nâng lên ở mức 50% tổng thu nhập của người lao động. Qua theo dõi và thống kê, các doanh nghiệp hiện có tới vài chục loại trợ cấp, phụ cấp nhưng cơ bản các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho lao động theo thang bảng lương căn cứ hợp đồng lao động, ví dụ lương bậc 1 là 3.390.000 đồng, bậc 2 là 4.500.000 đồng, trong khi tổng thu nhập của lao động là 7-8 triệu đồng.
Mô hình tạo tài khoản cá nhân cho người lao động đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công. Ngân hàng Thế giới đã thúc giục các nước nhưng hiện VN chưa có nghiên cứu.
Bộ cũng hướng dẫn các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung có tính ổn định và thường xuyên thì dùng cộng vào tiền lương theo hợp đồng để tính BHXH. Còn các khoản trợ cấp mang tính chất cho một nhóm đối tượng như hỗ trợ tiền điện thoại, xăng xe, nhà ở, trông trẻ... thì không được lấy làm căn cứ tính đóng BHXH.Như vậy, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại với các khoản bổ sung như tiền thưởng, trợ cấp chuyên cần đã thuộc vào cơ chế tiền lương của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp hiện đã đang đóng BHXH cho các khoản này, do đó việc thay đổi mức đóng BHXH mới từ 1/1/2018 sẽ có tác động tăng chi phí nhưng không lớn.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp thâm dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến thuỷ sản, da giày... thu nhập của lao động phân bổ chủ yếu vào phụ cấp lương, các khoản khoản phụ cấp thường xuyên thì đây là vấn đề khó khăn.
Mô hình tài khoản cá nhân
Phải thừa nhận mức đóng 34% là cao với tình hình doanh nghiệp Việt đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. VN cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, giảm mức đóng BHXH. Mức đóng vừa phải đảm bảo cho doanh nghiệp có thể lo được an sinh cho lao động mà vẫn tồn tại và phát triển.
Mức đóng 34% cần được rà soát một cách linh hoạt. Ở các nước, bảo hiểm ngắn hạn (như ốm đau, thai sản, thất nghiệp) chỉ được duy trì trong 2 năm, sau đó xem xét sửa đổi lại mức đóng cho phù hợp. Thời gian vừa qua đã có sự rà soát giảm bảo hiểm ngắn hạn như bảo hiểm tai nạn và thất nghiệp giảm 0,5%, cần cân đối tiếp tục giảm mức đóng.
Bảo hiểm dài hạn như hưu trí cũng phải cân nhắc lại, mức hưởng 75,% của bảo hiểm hưu trí là nhân văn nhưng là mức đóng lớn cho doanh nghiệp, cần rà soát thay đổi chính sách. Cụ thể, VN có thể nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước. Ví dụ mô hình của Trung Quốc cải cách chính sách bảo hiểm cùng thời điểm với VN, nhưng mức hưởng hưu trí 75% của Trung Quốc hiện đã dừng lại ở một mức 40-45%, sau đó chuyển sang hình thức tự nguyện, tạo tài khoản cá nhân cho người lao động. Người lao động có thể sử dụng tài khoản này để đầu tư sinh lời. Mô hình này Ngân hàng Thế giới đã thúc giục các nước nhưng hiện VN chưa có nghiên cứu.
Tài khoản cá nhân là mô hình an toàn, người lao động có thể trực tiếp thấy được lợi ích từ đó. Doanh nghiệp cũng chỉ phải bắt buộc đóng mức 40-50%, phần còn lại tuỳ khả năng của doanh nghiệp. VN có thể chuyển dần từ BHXH bắt buộc sang đóng tự nguyện. Tránh tình trạng doanh nghiệp lách luật đóng BHXH ít và chậm đóng, lao động cũng không vì vậy mà mất việc.
Đặc biệt, mô hình BHXH của VN nên đi theo mô hình nào cũng là điều cần nghiên cứu lại, toàn bộ chính sách về BHXH cần được nghiên cứu. Về BHXH hiện có 4 tầng: tầng 1 an sinh, tầng 2 đóng hưởng (là BHXH, có tham gia của 2 bên), tầng 3 là tự nguyện, tầng 4 là tiết kiệm cá nhân. VN hiện đang ở tầng an sinh mà mức đóng là 34% là rất lớn, Nhà nước cần có nghiên cứu mô hình tầng BHXH phù hợp cho thời gian tới. Bên cạnh đó, các chính sách BHXH cũng cần linh hoạt với những lao động ở từng độ tuổi.
Từ 1/1/2018, đóng bảo hiểm xã hội theo thu nhập cố định nhưng không phải là tổng thu nhập
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, từ 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và ... |