|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mua vàng khi đang tăng giá: Hầm trú ẩn hay 'sập hầm'?

17:09 | 10/03/2022
Chia sẻ
Trước bối cảnh kinh tế - chính trị đang có nhiều bất ổn, nhiều người tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo nên cẩn trọng khi mua giá vàng ở mức cao và nhà đầu tư có thể đối mặt với rủi ro "sập hầm" nếu giá vàng giảm.

Những ngày gần đây, giá vàng SJC liên tục biến động mạnh. Có lúc giá vàng tăng lên tới trên 74 triệu đồng/lượng nhưng cũng có lúc “bốc hơi” 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. 

Căng thẳng Nga - Ukraine kèm lạm phát trên thế giới tăng cao là chất xúc tác đẩy giá vàng biến động mạnh đến vậy. Bởi, trong điều kiện có nhiều bất ổn về kinh tế, chính trị, nhiều người cho rằng vàng là kênh trú ẩn an toàn hấp dẫn của giới đầu tư.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, quan niệm này chỉ đúng một phần.

Tại Talkshow Bí Mật Đồng Tiền được phát sóng trên nền tảng  VTV Digital, Bà Nguyễn Hằng Nga, Giám đốc Đầu tư quỹ VCBF, cho rằng vàng chỉ là kênh trú nếu nhà đầu tư đã nắm sẵn tài sản này trong thời kỳ có biến động về kinh tế, chính trị. 

“Khi có biến động về chính trị, kinh tế thì vàng là hầm trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, bản thân tôi nghĩ rằng vàng là hầm trú ẩn với điều kiện bạn phải có sẵn rồi. Khi đó, nếu giá vàng lên do tác động của các yếu tố bất ổn sẽ có tác dụng bù trừ khoản thua lỗ ở các tài sản rủi ro khác như chứng khoán”, bà Hằng nói.

Vị này nhận định nếu mua trong đà tăng rất nguy hiểm và có nguy cơ “sập hầm”. 

“Rủi ro là mua giá cao bán giá thấp. Để có lãi thì phải mua thấp bán cao. Nhiều người nghĩ mua cao thì bán cao hơn nhưng trên thực tế khi chúng ta mua cao thì bị rủi ro “sập hầm” nhiều hơn so với việc mua thấp”, bà Hằng nói.

Nhìn vào thị trường vàng SJC tại Việt Nam có thể thấy cứ mỗi khi xảy ra một sự kiện nào đó khiến giá vàng biến động mạnh (ngày vía Thần Tài, bùng phát dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị thế giới…) là khi đó chênh lệch mua-bán lại được các nhà kinh doanh vàng đẩy lên khá cao. 

Điển hình như trong vòng 7 ngày qua, có thời điểm chênh lệch mua - bán lên tới 3 triệu đồng/lượng (trong khi bình thường mức chênh lệch này chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng/lượng).

Tức nếu mua vàng với giá 74 triệu đồng/lượng thì phải đợi một khoảng thời gian rất lâu hoặc phải có một sự kiện nào đó có thể tác động đến giá vàng trong nước tăng thêm 3 triệu đồng/lượng thì người mua mới “về bờ”. Chưa kể, sau các đợt tăng mạnh giá vàng sẽ giảm rất sâu và sau đó đi ngang trong khoảng thời gian khá dài. 

Điển hình như hồi 8/2020, sau khi tăng mạnh từ mốc khoảng 45 triệu đồng/lượng lên tới mốc kỷ lục cũ hơn 62 triệu đồng/lượng, giá vàng quay đầu giảm mạnh và đi ngang trong khoảng giá 55 - 58 triệu đồng/lượng trong hơn 1 năm. Nếu nhà đầu FOMO (hội chứ sợ đánh mất cơ hội) mua theo đà tăng giá vàng thì họ phải chờ đến tháng 2 năm nay mới hoà vốn. 

Mua vàng khi đang tăng giá: Hầm trú ẩn hay 'sập hầm'? - Ảnh 1.

Giá vàng đi ngang trong khoảng thời gian dài trước khi có cú bứt phá. Nguồn: Webgia.com

Theo thống kê từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, trong lịch sử mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%.

Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt. Trong khoảng thời gian 3-12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn.

Mua vàng khi đang tăng giá: Hầm trú ẩn hay 'sập hầm'? - Ảnh 2.

Giá vàng thường tăng trong ngắn hạn do xung đột và căng thẳng địa chính trị nhưng nhanh chóng hạ nhiệt sau đó khi tình hình lắng dịu. (Nguồn: Bloomberg, VNDirect Research)

Tới đây, thị trường vàng có thể đối mặt với lực cản lớn khi cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây. Lúc đó, áp lực đè lên giá vàng rất lớn.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng nếu coi vàng là kênh trú ẩn an toàn thì không nên mua khi giá đang tăng mà mua khi thị trường ổn định. Đồng thời, càng không nên có ý định "lướt sóng" vàng bởi chênh lệch mua - bán và giá trong nước- thế giới đều quá cao. Rủi ro phần lớn đều đẩy cho người mua vàng.

Ông Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng nhu cầu tìm đến kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, vàng không phải là kênh duy nhất để nhà đầu tư tìm đến mà còn rất nhiều công cụ khác. 



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.