Mùa mua sắm Ngày lễ độc thân - Singles' Day im ắng khác lạ tại Trung Quốc
Kể từ khi Alibaba tạo ra "Ngày lễ độc thân" (Singles' Day) hơn một thập kỷ trước, sự kiện này dần biến thành lễ hội mua sắm lớn nhất thế giới, thu hút sự quan tâm của hàng trăm triệu người khắp nơi trên thế giới.
Dù vậy, trong bối cảnh Trung Quốc đang thắt chặt quản lý các công ty công nghệ, sự kiện Singles' Day năm nay dường như có phần yên ắng hơn tại quốc gia tỷ dân trong bối cảnh Alibaba chuyển sự quan tâm mục tiêu tăng doanh số cho mục tiêu phát triển bền vững và thiện nguyện, theo Bloomberg.
"Ngày lễ độc thân" là gì?
Khi ngày 11 tháng 11 được viết dưới dạng số (11/11), nó trông giống như "bốn người độc thân" đứng cạnh nhau và vì thế khiến nhiều người liên tưởng đến sự xa cách. Tại nhiều trường đại học Trung Quốc vào những năm 1990, ngày 11/11 là ngày lễ để ăn mừng cho sự độc thân ở một nền văn hoá mà người trẻ thường phải đứng trước áp lực phải kết hôn từ phụ huynh. Ngày 11/11 như một ngày lễ đối lập với ngày lễ tình nhân Valentine.
Khi bắt đầu xây dựng Alibaba, Jack Ma có ý tưởng tập trung hoạt động khuyến mãi xung quanh một ngày lễ nào đó, lấy cảm hứng từ hoạt động khuyến mãi lớn ở Mỹ quanh thời điểm ngày Lễ Phục sinh (về sau trở thành sự kiện Black Friday).
Chiến dịch khuyến mãi lớn của Alibaba cho ngày lễ độc thân bắt đầu vào năm 2009. Ngay từ đầu, người mua đã nhận được sự thôi thúc mua sắm để "nuông chiều bản thân" để ăn mình sự độc thân.
Sau đó, sự kiện mua sắm vào ngày 11/11 lan rộng đến mọi lứa tuổi. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng mạnh ở Trung Quốc biến sự kiện mua sắm này thành một hiện tượng. Đến nay, sự kiện mua sắm "Ngày lễ độc thân" có thể kéo dài tới 3 tuần với các hoạt động bên lề.
"Ngày lễ độc thân" năm nay có gì khác?
Năm ngoái, Trung Quốc khởi động chiến dịch thắt chặt quản lý các công ty công nghệ. Án phạt chống độc quyền dành cho Alibaba khiến công ty này phải trả tới 2,8 tỷ USD. Nhà điều hành yêu cầu Alibaba loại bỏ các hoạt động độc quyền, ví dụ như yêu cầu các nhà bán hàng chỉ hợp tác với Alibaba.
Bên cạnh đó, Alibaba cũng phải mở cửa nền tảng của mình với các dịch vụ của đối thủ. Ngoài ra, chính phru Trung Quốc cũng kêu gọi doanh nghiệp từ nhân hỗ trợ cho hoạt động thúc đẩy công bằng kinh tế và xoá nhoà khoảng cách giàu nghèo trong một chiến dịch có tên "thịnh vượng chung".
Lần đầu tiên trong hơn hai năm, lợi nhuận quý II năm nay của Amazon không đạt được như ước tính. Alibaba cũng cho biết sẽ đóng góp 15,5 tỷ USD trong 5 năm tới cho các hoạt động thúc đẩy công bằng xã hội. Ngoài ra, Alibaba cũng cam kết sẽ đóng góp 1 nhân dân tệ khi mỗi khách hàng mua sắm vào "Ngày lễ độc thân" và chia sẻ trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, để ủng hộ các mục tiêu của chính phủ Trung Quốc liên quan đến giảm lượng phát thải khỉ carbon dioxide, năm nay, sự kiện mua sắm của Alibaba cũng sẽ giới thiệu nhiều dòng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, mạng lưới logistics của sàn thương mại điện tử này sẽ dùng các chất liệu đóng gói tái chế.
Sự vươn lên của "Ngày lễ độc thân"
Năm ngoái, doanh số bán hàng trong ngày lễn độc thân đạt 78 tỷ USD, tăng mạnh so với doanh số 38 tỷ USD vào năm 2019. Từ năm 2016 cho tới nay, "Ngày lễ độc thân" đón nhận doanh số bán hàng lớn hơn so với lễ hội mua sắm Black Friday kéo dài khoảng 5 ngày ở Mỹ.
Dù vậy, năm nay, con số này có thể sẽ không tăng trưởng quá mạnh khi Alibaba nhấn mạnh sẽ tập trung vào "tăng trưởng bền vững" thay cho "tăng trưởng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) đơn thuần."
Dĩ nhiên, Alibaba không phải sàn thương mại điện tử Trung Quốc duy nhất tham gia sự kiện "Ngày lễ độc thân".
JD.com đã khởi động các hoạt động khuyến mãi bên lề từ ngày 31/10 và nói rằng đã bán được 190 triệu đơn vị hàng hoá chỉ trong 4 giờ đầu tư với các mặt hàng đa dạng từ điện thoai di động cho tới máy hút bụi.
Các "ông lớn" mạng xã hội cũng nhập cuộc khu Douyin (ByteDance) và Kuaishou đều tuyển dụng nhiều người có tầm ảnh hưởng (influencer) để thúc đẩy mua sắm dưới hình thức livestream vốn đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.