|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một ngân hàng cổ phần bất ngờ tăng lãi suất dịp đầu năm

09:30 | 03/01/2024
Chia sẻ
ACB đi ngược lại với xu hướng chung khi bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất ở một số kỳ hạn thêm cao nhất là 0,3 điểm %.

Ngày 2/1, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) đã nâng lãi suất tiền gửi trực tuyến tại một số kỳ hạn thêm cao nhất là 0,3 điểm %, đi ngược lại với xu hướng giảm lãi suất đang diễn ra. 

Cụ thể, với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất được cộng thêm 0,3 điểm %, lần lượt lên mức 2,9%/năm và 3,2%/năm. Trong khi đó, ACB vẫn giữ nguyên lãi suất kỳ hạn 9 tháng như lần điều chỉnh trước. 

Với kỳ hạn 9 tháng, ngân hàng này đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1 điểm %, lên 4,2%/năm. Tương tự, ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng được nâng lên 4,8%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với kỳ điều chỉnh trước. Tất cả những lãi suất trên áp dụng cho khoản tiền gửi dưới 200 triệu. 

Từ mức cơ sở trên, nếu gửi từ 200 đến 1 tỷ đồng, khách hàng sẽ được cộng thêm 0,1 điểm % vào lãi suất ở tất cả các kỳ hạn. Với số dư từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, lãi suất sẽ được cộng thêm 0,15 điểm %. Còn với khoản tiền gửi trị giá hơn 5 tỷ đồng, ACB sẽ có ưu đãi lãi suất cao hơn 0,2 điểm % so với ban đầu. 

Như vậy, mức lãi suất cao nhất mà khách hàng có thể nhận được khi gửi tiền online tại ACB là 5%/năm, với số dư trên 5 tỷ đồng. Còn nếu gửi tại quầy, lãi suất cao nhất vãn chỉ là 4,6%/năm. Mặc dù đã điều chỉnh tăng, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại ACB vẫn đang thấp hơn so với đa số các thành viên trong nhóm Big4.

Biểu lãi suất tiền gửi online của ngân hàng ACB ghi nhận vào sáng ngày 3/1/2024. (Ảnh: ACB).

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết lãi suất huy động hiện nay đã rất thấp, và có thể sẽ tăng dần lên trong năm 2024. 

Theo các chuyên viên phân tích, lãi suất thấp hiện nay phần nhiều do nhu cầu vốn của nền kinh tế còn yếu, khiến các ngân hàng không có nhiều áp lực trong huy động. Kết quả là các ngân hàng tránh được tình trạng cạnh tranh lãi suất tiền gửi, vốn thường thấy trong những giai đoạn nền kinh tế sôi động vào các năm trước. 

VDSC cho rằng mức độ hỗ trợ của Thông tư 26 về việc cho phép tính tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) sẽ giảm dần từ năm 2024, ít nhiều khiến áp lực chi phí huy động tăng lan tỏa dần trong hệ thống.

Các nhà phân tích kỳ vọng lãi suất huy động có thể sẽ nhích dần trong năm 2024, dự theo tốc độ phục hồi cả hoạt động kinh tế. 

Ngoài VDSC, Chứng khoán MB (MBS) cũng đưa ra dự báo rằng lãi suất đầu vào sẽ tạo đáy trong quý I/2024 và khó có thể giảm thêm nữa. Đến cuối năm 2024, MBS cho rằng lãi suất tiền gửi có thể tăng 0,25 đến 0,5 điểm %.

Minh Quang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).