Một năm qua, ngành đường Việt Nam vẫn ‘chật vật’ tìm lối thoát
Giá đường có thể tăng khi thị trường toàn cầu đang thâm hụt lớn |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Năm 2018, giá đường thô mất 20% giá trị so với năm 2017. Giá đường thô mua ngay (đo bằng giá hàng ngày ISA) thấp đến 10,62 cents/lb vào cuối tháng 9/2018. Đây cũng là mức thấp nhất hàng ngày từ tháng 12/2008. Chỉ số giá đường trắng ISO từ đầu năm là 397,4 USD/tấn nhưng giảm xuống dưới 335 USD/tấn vào cuối tháng 12/2018.
Căn cứ diễn biến trên, Hiệp hội mía đường Việt Nam nhận định lượng đường dư thừa khá lớn trong niên vụ 2017/18 và tồn kho cao cho niên vụ 2018/2019, dù sản lượng đường sản xuất của thế giới giảm mạnh. Theo Abares dự đoán, mức giá bình quân năm của đường thô (NY, No contract) vụ 2018/19 khoảng 12 cents/lb. Dư thừa thống kê toàn cầu hiện chỉ còn 2 triệu tấn so với 8 triệu tấn dự đoán hồi tháng 9/2018.
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lũy kế đến ngày 15/2, toàn bộ 36 nhà máy đường đã vào vụ ép với sản phẩm gần 5 triệu tấn mía, sản xuất được 449.150 tấn đường. Đường sản xuất từ đường thô nhập khẩu khoảng 133.000 tấn. Trong khi đó, giá mía vẫn tương đương tháng trước. Giá đường trắng thế giới tăng nhẹ so với đầu tháng lên hơn 360 USD/tấn.
Sự khó khăn của ngành đường bao trùm khá nhiều quốc gia. Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) cho biết lượng tồn kho đường cuối tháng 11/2018 hơn 10,4 triệu tấn, nhiều hơn 6,3 triệu tấn so với cùng kì năm trước. Bên cạnh đó, FO light xem xét dự đoán giảm sản lượng đường của EU còn 16,7 triệu tấn vào tháng 12, giảm mạnh nhất tại Đức và Pháp.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong quý II niên độ 2018-2019 gồm CTCP Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa (Mã: SBT) và CTCP Mía đường Lam Sơn (Mã: LSS).
Nguồn: Minh Đức tổng hợp |
Lũy kế hết quý II, doanh thu thuần của Thành Thành Công - Biên Hòa đạt 5.300 tỉ đồng, giảm 3% so với cùng kì. Lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ hơn 14,8 tỉ đồng, giảm 94%. Cùng kì, khoản mục này ghi nhận lãi 264 tỉ đồng. Ngoài ra, LSS cũng lỗ ròng gần 14 tỉ đồng trong khi cùng kì lãi 12,8 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo thông tin từ SBT, công ty đã tiết kiệm được tổng cộng 102 tỉ chi phí lãi vay trong kì (giảm 27%). Chi phí tài chính cũng giảm 25 tỉ đồng (giảm 6%). Bên cạnh đó, nợ phải trả giảm 960 tỉ đồng (8%). Trong đó, nợ ngắn hạn giảm mạnh 10% (842 tỉ đồng), nợ dài hạn giảm 4%.
Công ty đã tích cực điều chỉnh giá nhằm tăng cường mở rộng thị trường, gia tăng thị phần trước khi ATIGA chính thức hiệu lực vào năm 2020. Kết thúc 6 tháng, tổng sản lượng đường tiêu thụ của SBT đạt gần 362.000 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và đạt gần 50% kế hoạch.
Nguồn: Minh Đức tổng hợp |
Tại thời điểm 31/12, giá trị hàng tồn kho của Thành Thành Công - Biên Hòa vẫn ghi nhận hơn 2.700 tỉ đồng và mía đường Sơn La gần 130 tỉ đồng. Trong khi đó, đường Quảng Ngãi ghi nhận khoảng 589 tỉ đồng.
Đáng chú ý, doanh thu của Đường Quảng Ngãi đạt 8.070,8 tỉ đồng, tăng 5% so với 2017. Lãi ròng công ty đạt 1.237,8 tỉ đồng, tăng trưởng 20%. Năm 2018, công ty đặt mục tiêu 7.500 tỉ đồng doanh thu và 194 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, Đường Quảng Ngãi đã vượt 7,05% kế hoạch doanh thu và gấp 6,4 lần kế hoạch lãi ròng.
Tính riêng quý IV, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.883,6 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kì năm trước. Theo giải trình từ công ty, do sản lượng đường sản xuất năm 2018 tăng 67% so với năm trước, sản lượng đường tiêu thụ quý IV/2018 tăng 85%.
Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm kinh doanh. Cuối quý III/2018 và đầu quý IV/2018, nhà máy sữa Vinasoy đã đưa kịp hai sản phẩm mới ra thị trường (Fami go vị mè đen nếp cẩm và Fami go vị đậu đỏ nếp cẩm).
Diễn biến cổ phiếu ngành đường trong một năm qua. Nguồn: VNDirect |
Xem thêm |