|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một khách hàng không rút được 100 tỷ đồng tiền gửi từ VietABank?

08:23 | 03/01/2019
Chia sẻ
Bà P.T.T. cho biết, bà chuyển 2 lần tiền vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) 100 tỷ đồng. Đến nay, cả hai khoản đã quá hạn hợp đồng tiền gửi nhưng ngân hàng không chịu chi trả.
mot khach hang khong rut duoc 100 ty dong tien gui tu vietabank Nhóm đối tượng gây rối đòi VietABank hoàn trả số tiền gần 200 tỷ đồng
mot khach hang khong rut duoc 100 ty dong tien gui tu vietabank
Phòng Giao dịch Đông Đô VietABank. Ảnh: TN

Khách hàng không rút được tiền

Trao đổi với PV, bà T. cho biết, vào hồi 14h ngày 27/12, bà đến Phòng Giao dịch Đông Đô VietABank có địa chỉ ở 18T1 đường Lê Văn Lương, TP Hà Nội để rút số tiền 100 tỷ đồng nhưng không thể rút ra được.

Theo thông tin bà T. cung cấp, tổng số tiền 100 tỷ đồng gửi vào VietABank chia làm hai lần.

Hợp đồng số 3807/2018/VAB-CN hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng từ ngày 26/7/2018 ngày đến hạn 26/10/2018 số tiền 40 tỷ đồng do bà T. đứng tên chủ sở hữu thứ nhất 20 tỷ đồng, ông N.V.H. đứng tên chủ sở hữu thứ hai 20 tỷ đồng. Lãi suất khoản gửi này là 5,5%/năm.

Khoản thứ 2 là thỏa thuận đồng sở hữu số tiền 60 tỷ đồng giữa bà T. và ông N.T. T. theo Giấy đề nghị phong tỏa số 4208/ĐNPT-GT/2018 ngày 8/8/2018 ngày đến hạn là 8/11/2018.

Trong đó, bà T. là chủ sở hữu thứ nhất với số tiền 50 tỷ đồng, ông T. là chủ sở hữu thứ hai số tiền là 10 tỷ đồng.

Như vậy, đến ngày 27/12, cả hai khoản gửi đều đã quá hạn.

Vậy nhưng vào hồi 14h ngày 27/12/2018 bà T. cùng các đồng sở hữu đến Phòng Giao dịch Đông Đô VietABank rút số tiền gửi từ hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn để trả tiền mua nhà theo hợp đồng đặt cọc thì không rút được số tiền của mình.

Trưởng phòng Giao dịch là ông Nguyễn Toàn Thắng thông báo, hiện nay ông Quản Trọng Đức - Giám đốc Phòng Giao dịch Đông Đô - Chi nhánh Hà Nội của VietABank đang bị đình chỉ công tác phục vụ điều tra.

Đồng thời, ông Thắng thông báo giấy tờ hợp đồng tiền gửi có chữ ký của ông Đức và dấu đỏ của ngân hàng do bà T. cung cấp khác với mẫu của VietABank hiện nay và ông không đủ thẩm quyền giải quyết.

Phát ngôn bất nhất từ VietABank

Chiều ngày 28/12, bà T. tiếp tục đến Phòng Giao dịch Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Đông Đô để rút 100 tỷ từ hợp đồng tiền gửi.

Bà T. được ông Nguyễn Toàn Thắng cung cấp hồ sơ (bản phô tô) thông báo số tiền từ hợp đồng tiền gửi của bà T. được chuyển sang tài khoản tiết kiệm và làm tài sản đảm bảo để vay với số tiền gần tương đương và đã được ngân hàng tất toán.

Phía bà T. và ông H. phủ nhận thông tin này, khẳng định ngoài lần tới phòng giao dịch để gửi tiền và lần thứ hai đến rút tiền thì chưa bước chân vào Phòng Giao dịch Việt Á này, yêu cầu trích xuất camera những thời gian bà T. có mặt tại ngân hàng.

Bà T. bức xúc vì thông tin phía ngân hàng cung cấp ngày hôm nay khác hẳn thông tin ngày hôm qua.

Khi PV Báo Thanh tra đề nghị ngân hàng cung cấp hồ sơ gốc hoặc hồ sơ phô tô của việc thế chấp khoản tiền trên đều không được đáp ứng.

Ngày 29/12/2018, nhóm PV Báo Thanh tra có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Pháp chế VietABank tại hội sở.

Ông Hải phủ nhận tất cả thông tin mà ông Thắng đại diện Phòng Giao dịch Đông Đô cung cấp.

Theo đó, ông Hải khẳng định phía VietABank không phát hành hợp đồng tiền gửi cá nhân; nghi ngờ có sự giả mạo từ phía khách hàng từ hợp đồng tiền gửi cá nhân mang tên bà T.

Ông Hải cũng phủ nhận tất cả các thông tin do ông Thắng cung cấp ngày 27, 28/12/2018.

Theo ông Hải, có thể do ông Thắng mới nhận chức Trưởng phòng Giao dịch nên nghiệp vụ ngân hàng chưa hiểu rõ.

Ông Hải còn cung cấp thêm cho chúng tôi thông tin hai đồng sở hữu khoản tiền của bà T. là 2 trong số 4 đối tượng liên quan đến nhóm tội phạm mới trong đó có bà Nguyễn Thị Hà Thành hiện đã bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đâu là sự thật trong các phát ngôn và ứng xử của VietABank với khách hàng? Đơn vị này còn có những lý do nào? Khi nào quyền và lợi ích của bà T. được giải quyết?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.

Qui định về rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm Điều 15, Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế tiền gửi tiết kiệm qui định trình tự rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm như sau:

1. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

a. Xuất trình thẻ tiết kiệm

b. Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

c. Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

Xem thêm

Thuý Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.