|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

170 tỉ đồng tiền gửi ‘bốc hơi’ khỏi ngân hàng

07:03 | 04/01/2019
Chia sẻ
Trong đơn kêu cứu gửi tới Thanh Niên, nhóm khách hàng tại Hà Nội vô cùng hoang mang, lo lắng khi khoản tiền 170 tỉ đồng gửi tại Ngân hàng TMCP Việt Á bỗng dưng “biến mất” một cách khó hiểu.
170 ti dong tien gui boc hoi khoi ngan hang Nhân viên ngân hàng thông đồng chiếm đoạt 13 tỷ tiền gửi của khách hàng
170 ti dong tien gui boc hoi khoi ngan hang Một khách hàng không rút được 100 tỷ đồng tiền gửi từ VietABank?
170 ti dong tien gui boc hoi khoi ngan hang

Khách hàng Triệu Thị Tuyết Trinh cung cấp thông tin chiều 3.1. Ảnh: Ngọc Thắng

Tiền đang ở đâu?

Trong đơn, bà Triệu Thị Tuyết Trinh và ông Triệu Hùng Cường, trú tại P.Mai Động (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết có gửi 6 món tiền với trị giá 170 tỉ đồng kỳ hạn 5 tháng lãi suất 5,5%/năm, hưởng lãi cuối kỳ tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), Phòng Giao dịch Đông Đô (18 T1 Lê Văn Lương, Q.Thanh Xuân, Hà Nội). Khi gửi tiền vào tài khoản có làm hợp đồng trực tiếp với các nhân viên của ngân hàng tại phòng giao dịch. Tiền nộp vào tài khoản là tiền mặt, có chứng từ nộp tiền rõ ràng; tất cả hợp đồng đều có chữ ký của Giám đốc Phòng Giao dịch Đông Đô lúc đó là ông Quản Trọng Đức ký.

Ngày 8.12.2018, khi đến hạn, bà Trinh cùng ông Cường lên rút lãi và gốc thì nhân viên giao dịch của VietABank, Phòng Giao dịch Đông Đô thông báo toàn bộ số tiền đã được rút hết trước đó, hiện không còn trong tài khoản.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Trinh và ông Cường liên tiếp đến Ngân hàng Việt Á để đòi lại số tiền. Trong tháng 12, Ngân hàng Việt Á có hẹn làm việc 2 lần, lần thứ nhất vào ngày 10.12.2018 giữa ông Cường, bà Trinh cùng ông Nguyễn Thanh Tùng là Giám đốc khối khách hàng cá nhân của hội sở; lần thứ hai làm việc với ông Nguyễn Toàn Thắng, Trưởng phòng Giao dịch Đông Đô, nhưng cả 2 lần đều không có kết quả.

Liên quan đến vụ việc này, Thanh Niên chiều 3.1 đã gặp trực tiếp nhóm khách hàng trên và ông Ma Hữu Phan, trú tại Q.Đống Đa (Hà Nội) là người được ủy quyền từ bà Trinh, ông Cường. Ông Phan cung cấp thông tin, sở dĩ gửi tại Ngân hàng Việt Á vì khách hàng tin tưởng ngân hàng này có uy tín, thanh khoản tốt và đặc biệt được hưởng lãi suất cao thông qua một “cầu nối” trung gian là bà Nguyễn Thị Hà Thành.

Đối tượng này hứa hẹn ngoài khoản lãi suất 5,5%/năm, còn nhận được lãi suất chi thêm bên ngoài.

Tuy nhiên, muốn vậy trong hợp đồng tiền gửi phải có bà Thành và một số người do bà giới thiệu đứng tên đồng sở hữu. Cụ thể, Hợp đồng tiết kiệm số 7210/2018/VAB-CN người gửi tiền gồm có ông Triệu Hùng Cường và Nguyễn Thanh Tùng, số tiền gửi 30 tỉ đồng. Hợp đồng thứ 2 số 5208/2018/VAB-CN đứng tên Triệu Hùng Cường và Tô Hồng Thức, số tiền 30 tỉ đồng. Tương tự, Hợp đồng số 7110/2018/VAB-CN đứng tên bà Triệu Thị Tuyết Trinh và Nguyễn Thị Hà Thành, số tiền gửi 20 tỉ đồng…

Ông Phan cho biết bà Trinh và ông Cường chỉ quen bà Thành qua môi giới trung gian, và muốn hưởng lãi suất cao nên đồng ý đứng tên đồng sở hữu. Tất cả các hợp đồng, sau đó đều được bà Thành và cá nhân trên làm ủy quyền lại cho bà Trinh và ông Cường được toàn quyền sở hữu, tức chỉ 2 khách hàng này mới có quyền được rút tiền trong tài khoản. Các hợp đồng ủy quyền và biên bản xác nhận đều có chứng kiến và đóng dấu đỏ của ngân hàng.

“Tại mỗi hợp đồng bà Thành đều nộp vào 5 tỉ đồng để làm tin, sau khi ký cam kết ủy quyền bà Trinh và ông Cường trả lại cho bà Thành tổng cộng 30 tỉ đồng cho 6 hợp đồng để bà Trinh, ông Cường là chủ sở hữu của số tiền gửi trên. Như vậy, nếu họ không rút thì số tiền đó hiện đang ở đâu, ai là người đã rút”, ông Phan đặt nghi vấn.

Liên quan đến số tiền trên, theo ông Phan, khi làm việc phía VietABank, ngân hàng chỉ thông báo tiền đã bị rút chứ không nói cụ thể ai, ở đâu và khi nào. Trong khi đó, qua tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC, bà Trinh và ông Cường lại là người đứng tên thế chấp hợp đồng tiền gửi tại Hội sở VietABank tại Hà Nội, 2 khách hàng này vay số tiền 49 tỉ và 58,5 tỉ đồng. “Bà Trinh và ông Cường chưa ký bất cứ một giấy tờ nào để rút tiền, cũng không thế chấp sổ để vay. Liệu rằng có ai đã giả mạo để lấy hợp đồng tiền gửi đi thế chấp hòng rút tiền”, ông Phan nói.

Chủ tịch, Tổng giám đốc tránh mặt

Phía Ngân hàng Việt Á khi được hỏi đã từ chối gặp gỡ báo chí, chỉ cho biết vụ việc này đang được phía công an thụ lý điều tra. Trước đó, ngày 24.12.2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại ngân hàng này.

Các đối tượng đã sử dụng sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi có dấu hiệu giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Đã gần 1 tháng trôi qua kể từ ngày 8.12.2018 khi xảy ra vụ việc, theo ông Phan phía ngân hàng chỉ cử các cán bộ ra gặp xin khất hết ngày này qua ngày khác. Lần thứ nhất vào ngày 10.12.2018 xin khất 3 ngày đi xác minh, rồi lại hẹn đợi 15 ngày để cơ quan điều tra có thông tin mới giải quyết.

“Đến giờ phút này, ngân hàng không có bất cứ văn bản nào trả lời. Chúng tôi gọi điện cho ông Phương Hữu Việt là chủ tịch ngân hàng, ông tổng giám đốc hàng trăm cuộc điện thoại nhưng không ai nghe máy, nhắn tin cũng không trả lời”, ông Phan thông tin.

Vẫn theo ông Ma Hữu Phan, tất cả 6 hợp đồng tiền gửi khi ký kết đều được khách hàng nộp tiền mặt đầy đủ có chứng từ đi kèm, nộp trực tiếp tại phòng giao dịch của Việt Á. Khi rút tiền khách hàng đều phải xuất trình chứng minh thư, chứng từ gốc, hợp đồng, sổ tiết kiệm... song ông Cường và bà Trinh không làm việc này nên việc tiền tự nhiên biến mất là điều vô cùng khó hiểu. Số tiền này nhóm khách hàng huy động, gom góp lại để chuẩn bị mua lại một dự án trên Lào Cai, vì trục trặc trong thủ tục triển khai, chưa dùng đến nên mang đi gửi tại Ngân hàng Việt Á để hưởng lãi suất.

Trong ngày 3.1, Thanh Niên liên tục gọi điện, nhắn tin cho ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch HĐQT VietABank, nhưng ông Việt không bắt máy cũng không trả lời tin nhắn.

Xem thêm

Anh Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.