|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody’s: Việt Nam cần thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ

13:29 | 29/01/2018
Chia sẻ
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s khuyến cáo Việt Nam nên thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ vốn có thể tạo ra các rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng.
moodys viet nam can than trong voi chinh sach noi long tien te Moody's dự báo triển vọng tín nhiệm toàn cầu ở mức ổn định trong năm 2018
moodys viet nam can than trong voi chinh sach noi long tien te Moody's nâng triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam lên tích cực

“Khi chính phủ dường như đang tập trung hỗ trợ tỷ lệ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể theo đuổi quan điểm trung lập về chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thoáng hơn có thể đe dọa sự ổn định của kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khi tín dụng tăng trưởng nhanh. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng cao có thể gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng do làm giảm vốn dự trữ (capital buffer) của các ngân hàng”, bà Anushka Shah, chuyên gia phân tích quốc gia của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, ngày 26/1 cho biết trong một thư điện tử.

moodys viet nam can than trong voi chinh sach noi long tien te
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Bloomberg.

Theo khảo sát của Bloomberg, NHNN sẽ giữ lãi suất ổn định trong năm 2018 sau đợt giảm bất ngờ hồi năm ngoái, trái ngược với các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, quốc gia vừa công bố chính sách thắt chặt tiền tệ vào tuần trước. Các quan chức NHNN muốn duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vốn nằm trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong khi vẫn thận trọng với các rủi ro, trong đó có nợ xấu.

Những mục tiêu khác nhau

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm 2017 đạt 18,2% và NHNN dự báo đạt 17% trong năm nay. Tháng 12/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) từng đưa ra cảnh báo về tăng trưởng tín dụng quá nhanh tại Việt Nam, cho rằng việc này có thể gây tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức và làm giảm chất lượng tài sản.

NHNN sẽ “kiểm soát tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng và linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn có thể hạn chế các rủi ro trong một số lĩnh vực kinh doanh”, Phó thống đốc SBV Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay có thể duy trì tốc độ 6,8% của năm 2017, cao hơn mục tiêu 6,7% mà chính phủ đề ra.

moodys viet nam can than trong voi chinh sach noi long tien te
Tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam. Nguồn: Bloomberg.

Cuộc chiến chống tham nhũng

Bà Shah cho biết, dù cuộc chiến chống tham nhũng đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhưng tham nhũng vẫn là thách thức lớn đối với Việt Nam và điều này được phản ánh trong đánh giá của Moody’s về sức mạnh thế chế quốc gia. Moody’s xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức B1 và dự báo triển vọng tích cực cho quốc gia Đông Nam Á này.

“Công tác điều hành và kiểm soát tham nhũng được cải thiện sẽ góp phần duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam như một nền kinh tế định hướng thị trường, đồng thời tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong các trường hợp nhu cầu thế giới biến động mạnh”, vị chuyên gia phân tích của Moody’s cho biết.

Trường Giang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).