|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody's hạ bậc xếp hạng nợ công của Anh vì Brexit

11:31 | 23/09/2017
Chia sẻ
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s hạ bậc xếp hạng nợ công của Anh vì lo ngại về tình hình tài chính công và Brexit có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.
moodys ha bac xep hang no cong cua anh vi brexit
Ảnh: Reuters.

Theo đó, Moody’s, một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới, hạ xếp hạng nợ của Anh từ Aa1 xuống Aa2. Nguyên nhân là vì tổ chức nhận định việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây ra bất ổn kinh tế tại thời điểm các kế hoạch giảm nợ của Anh đã dừng lại.

Những hãng xếp hạng tín nhiệm lớn khác là Fitch và S&P đã thay đổi xếp hạng của mình đối với Anh vào năm 2016, với S&P hạ 2 bậc xếp hạng nợ công của quốc gia này từ AAA xuống AA, và Fitch hạ từ AA+ xuống AA.

Moody’s cho biết chính phủ Anh đã tăng áp lực và nâng chi tiêu ở một số khu vực, gồm cả chăm sóc sức khỏe và xã hội. Vì vậy, các khoản thu về không thể bù đắp cho chi tiêu đang tăng cao.

Bên cạnh đó, Moody’s nhận định vì đảng của bà May không giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử sớm diễn ra hồi tháng 6, họ càng không tiết lộ chi tiết định hướng tương lai của chính sách kinh tế. Hơn nữa, việc Brexit sẽ được ưu tiên về lập pháp nhiều hơn, khiến chính phủ Anh không đủ khả năng để giải quyết những thách thức lớn còn tồn tại.

Tổ chức cho biết thêm bất kỳ thỏa thuận tự do thương mại nào cũng có thể mất nhiều năm để đàm phán, kéo dài sự bất ổn hiện tại đối với việc kinh doanh.

Nói về việc hạ bậc xếp hạng của Moody’s, chính phủ Anh cho biết đánh giá của tổ chức về Brexit đã "lạc hậu", vì Thủ tướng Theresa May đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng về mối quan hệ trong tương lai với EU trong bài phát biểu hôm thứ Sáu (22/9).

Ngoài ra, Moody’s cũng điều chỉnh tăng triển vọng đối với Anh từ “tiêu cực” lên “ổn định”, gợi ý rằng sẽ không có thêm một đợt hạ cấp nào nữa trong thời gian tới.

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).