|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mong muốn của Mỹ và Canada đối với thỏa thuận NAFTA mới (Phần 2)

10:20 | 25/09/2018
Chia sẻ
Một vấn đề lớn giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau là cả hai đều cân nhắc về các cuộc đàm phán NAFTA theo những cách rất khác nhau.
mong muon cua my va canada doi voi thoa thuan nafta moi phan 2 Mong muốn của Mỹ và Canada đối với thỏa thuận NAFTA mới (Phần 1)
mong muon cua my va canada doi voi thoa thuan nafta moi phan 2

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (thứ 2, trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (phải). Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Chad Bown, chuyên gia cấp cao từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Chương 19 trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có từ những năm 80 của thế kỷ XX và trong hiệp định thương mại tự do Canada-Mỹ đầu tiên. Quy định này thiết lập một cơ chế cho các công ty Canada kháng nghị các tranh chấp về hoạt động thương mại tới một ban hội thẩm độc lập gồm các đại diện từ mỗi quốc gia, thay vì dựa vào các tòa án trong nước và Mỹ muốn loại bỏ điều khoản này. Đối với Canada, Chương 19 là một cách để cân bằng các rủi ro và lợi ích trong thương mại với Mỹ. Canada coi đó là một biện pháp phòng vệ chống lại các chính sách thương mại bảo hộ, giúp bảo vệ nền kinh tế của đất nước nếu Mỹ áp đặt các rào cản thương mại hoặc thuế quan. Ngoài ra, một điểm quan trọng khác đối với Canada là quốc gia này muốn NAFTA vẫn phải bao gồm "miễn trừ văn hóa" cho truyền thông, nghệ thuật và phát thanh của Canada. Điều này có nghĩa các loại sản phẩm văn hóa đó sẽ không được coi là hàng hóa thương mại được giao dịch thông qua NAFTA và Canada có thể bảo vệ tốt hơn những ngành đó. Theo chuyên gia Bown, Internet đã không thực sự là một vấn đề khi bắt đầu đàm phán NAFTA, vì vậy Canada có thể đang tìm cách củng cố sự bảo vệ ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, chuyên gia chính sách và thương mại quốc tế Marc Busch từ Đại học Georgetown cho biết, về bản chất, Canada muốn có sự miễn trừ này là vì họ muốn bảo vệ văn hóa của mình chống lại sự xâm nhập của Mỹ. Một vấn đề lớn giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Canada là cả hai đều cân nhắc về các cuộc đàm phán NAFTA theo những cách rất khác nhau. Trong khi Thủ tướng Trudeau cứng rắn đặt ra các ưu tiên của Canada, thì Tổng thống Trump tăng cường đe dọa trả đũa, đặc biệt là thuế quan. Tuy nhiên, đe dọa Canada có thể không phải là chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ bởi đa số người Canada không ưa thích Tổng thống Trump và các cuộc đàm phán khó khăn dường như đem lại đòn bẩy giúp Thủ tướng Trudeau đẩy lùi các yêu cầu của Washington. Nhà phân tích Goldfeder cho biết chính những lời đe dọa từ Mỹ khiến những người dân Canada thấy thực sự cần phải ủng hộ Canada và nếu ít đe dọa hơn thì người Mỹ có lẽ sẽ được lợi hơn. Nếu Canada và Mỹ không thể đi đến một thỏa thuận, ông Trump muốn Quốc hội Mỹ chấp nhận thỏa thuận song phương Mỹ-Mexico như là một sự thay thế NAFTA. Tuy nhiên, Thổng thống Trump có thể không nhận được sự ủng hộ mà ông ta mong muốn bởi Quốc hội, trong đó có cả các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, muốn thỏa thuận NAFTA mới phải có sự tham gia của Canada. Lý do Tổng thống Trump cố gắng gây sức ép với Canada nhằm có được thỏa thuận này nhanh chóng là vì mục đích chính trị. Ông Trump hy vọng việc ký kết thỏa thuận sẽ diễn ra trước khi Tổng thống Mexico Lopez Obrador nhậm chức vào ngày 1/12. Bên cạnh đó, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ cũng đang đến gần và với tương lai đảng Cộng hòa khó có thể chiếm quyền kiểm soát lưỡng viện, ông Trump muốn tránh việc đẩy quá trình phê chuẩn NAFTA lùi lại 1 năm nữa. Tuy nhiên, vào thời điểm này, có vẻ như ông Trump sẽ không có cách nào. Và Quốc hội Mỹ không phải là cơ quan lập pháp duy nhất có quyền phê chuẩn NAFTA bởi Quốc hội Canada và cơ quan lập pháp của Mexico cũng phải phê chuẩn nó. Vì vậy, ngay cả khi Mỹ và Canada có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này, cả 3 quốc gia sẽ phải phê duyệt thỏa thuận trong bối cảnh chính trị khá khác nhau. Một câu hỏi lớn, tất nhiên, là Tổng thống Trump sẽ làm gì nếu như ông không thực hiện được theo cách của mình. Nó có thể bao gồm việc áp đặt thuế tự động khổng lồ, có khả năng tàn phá Canada và điều này cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và nhà sản xuất Mỹ. Nếu ông Trump dừng lại, hiện trạng sẽ không thay đổi và đó thực sự có thể là kịch bản tốt nhất.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.