|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mỗi tháng Intel mất hơn 6 triệu USD để lo chỗ ăn ngủ cho công nhân tại TP HCM khi thực hiện 1 cung đường - 2 địa điểm

21:44 | 22/08/2021
Chia sẻ
Tương tự Intel, một công ty nước ngoài khác đã chứng kiến doanh thu sụt giảm 7,5 triệu USD chỉ trong vòng một tháng TP HCM thực hiện giãn cách.
Mỗi tháng Intel mất hơn 6 triệu USD để lo chỗ ăn ngủ cho công nhân tại TP HCM khi thực hiện 1 cung đường - 2 địa điểm - Ảnh 1.

Chi nhánh Intel tại TP HCM. (Ảnh: Thanh Niên).

Nhà sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ - Intel và các doanh nghiệp nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp dập dịch nghiêm ngặt ở kéo dài ở TP HCM có thể ngăn cản việc đầu tư. Đây là ý kiến đại diện các công ty nước ngoài đưa ra trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo thành phố, theo Nikkei Asia.

Trước đó, để đối phó với diễn biến dịch bệnh phức tạp, TP HCM đã công bố các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt "ai ở đâu ở yên đó", bắt đầu từ 0h ngày 23/8 và kéo dài ít nhất đến 15/9.

Mục đích của cuộc họp là để chia sẻ những thách thức mà các công ty như Intel phải đối mặt để duy trì hoạt động. Bà Hồ Thị Thu Uyên, Trưởng bộ phận Quan hệ công chúng chia sẻ rằng: "Gánh nặng tài chính việc thuê nhà ở của công nhân là một trong những thách thức quan trọng."

"Chúng tôi không chỉ nêu quan ngại mà còn đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo thành phố, các khuyến nghị thiết thực thay vì kéo dài thời gian giãn cách nghiêm ngặt như hiện nay", bà Uyên nói.

Intel hiện đang vận hành một nhà máy thử nghiệm và lắp ráp tại Khu Công nghệ cao TP HCM. Là một phần của công tác chống dịch, 1.870 công nhân của Intel phải ở lại tại một khách sạn gần nhà máy.

"Điều này đã phát sinh chi phí 140 tỷ đồng, tương đương 6,1 triệu USD trong một tháng kể từ tháng 7. Nếu chúng tôi tiếp tục phải thực hiện biện pháp này sau 15/9, nó không chỉ ảnh hưởng tới ngân sách mà con là kế hoạch sản xuất", bà Uyên chia sẻ.

Theo vị lãnh đạo của Intel, công ty hoàn toàn cam kết làm theo chỉ thị và hướng dẫn từ chính phủ. Tuy nhiên bà kêu gọi sự linh hoạt để những công nhân đã được tiêm phòng đầy đủ có thể trở về nhà.

Jabil Việt Nam, chi nhánh của một công ty dịch vụ sản xuất có trụ sở tại Mỹ, cũng gặp phải những lo ngại như Intel. Công ty cho biết nhiều đối tác kinh doanh đã chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác như Trung Quốc và Singapore do chi phí phát sinh từ việc thực hiện các hạn chế giãn cách của thành phố.

Trong khi đó, nhà sản xuất máy tính Datalogic của Italia chia sẻ rằng doanh thu công ty đã giảm từ 18,5 triệu USD tháng 6 xuống còn 11 triệu USD trong tháng 7. Họ cũng mất khoảng 40% lực lượng lao động, còn lại 502 người làm việc trong tháng 8.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam cho hay nhà bán lẻ này đã gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động tại Việt Nam do chi phí xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với công nhân đến nơi làm việc.

Ông Furusawa đề xuất kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thuế GTGT và bảo hiểm y tế để doanh nghiệp hỗ trợ người lao động.

Tại Việt Nam, biến thể delta dễ lây lan đang trở nên nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong, tỷ lệ giữa số ca tử vong và ca bệnh được xác nhận không ngừng tăng lên. Với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước, Tổng cục Thống kê mới đây dự báo GDP của TP HCM trong năm nay có khả năng âm.

"Hàng chục nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Hàng trăm công nhân nguy cơ mất việc làm. Chuỗi sản xuất có thể bị phá vỡ nếu không có biện pháp xử lý kịp thời", ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM đã cảnh báo tại cuộc họp báo.

Thiên Trường

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.