|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Mỗi người dân Thụy Sỹ có thể phải gánh chi phí 13.500 USD để cứu Credit Suisse

21:22 | 21/03/2023
Chia sẻ
Chính phủ Thụy Sỹ và ngân hàng trung ương đã phải bỏ ra 209 tỷ USD để hỗ trợ thương vụ thâu tóm Credit Suisse của UBS. Trong trường hợp xấu nhất, mỗi người dân Thụy Sỹ có thể chịu thiệt hại 13.500 USD.

Theo Bloomberg, ngân sách để củng cố vị thế là một trung tâm tài chính của Thụy Sỹ có thể lên tới 12.500 franc (13.500 USD) cho mỗi đàn ông, phụ nữ và trẻ em tại đất nước này. 

Để hỗ trợ thương vụ thâu tóm Credit Suisse của UBS, chính phủ Thụy Sỹ đã cam kết cho vay tối đa 109 tỷ franc (CHF), một khoản tiền khổng lồ đối với đất nước 8,7 triệu dân. Đồng thời, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) cũng đứng ra hỗ trợ thêm 100 tỷ CHF, không có bảo lãnh của chính phủ, theo thỏa thuận được công bố ngày 19/3.

Tổng số tiền 209 tỷ CHF tương đương khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ và vượt quá toàn bộ chi tiêu quốc phòng của toàn châu Âu vào năm 2021. Mức chi phí để cho cuộc giải cứu ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay của Thụy Sỹ có thể gấp hơn ba lần gói cứu trợ 60 tỷ CHF cho UBS vào năm 2008.

Chính phủ Thụy Sỹ có thể chịu chi phí lên tới 109 tỷ USD trong trường hợp tồi tệ nhất. 

Cuộc giải cứu ngân hàng mới nhất cũng đã gây ra nhiều sự phản đối. Khoảng 200 người đã tập trung bên ngoài trụ sở của Credit Suisse tại Zurich vào hôm 20/3, hô vang khẩu hiệu “ăn thịt người giàu” và ném trứng vào tòa nhà trên.

Ông Christoph Rechsteiner, một đối tác của công ty tư vấn thuế MME cho biết: “Chúng tôi đã chán ngấy với ý tưởng rằng nếu bạn đủ lớn, bạn sẽ có được mọi thứ. Luật lệ đã được thay đổi [để phục vụ thương vụ mua lại Credit Suisse] chỉ trong vài ngày cuối tuần”.

Ngoài các đảm bảo tài chính, chính phủ Thụy Sỹ đã sửa đổi luật nhằm bỏ qua sự chấp thuận của cổ đông. Đồng thời, cơ quan quản lý tài chính nước này cũng đã xóa sổ khoảng 16 tỷ CHF trái phiếu AT1 của Credit Suisse nhằm mục đích tăng vốn cốt lõi cho ngân hàng.

Ông Rechsteiner tuyên bố: “Nếu mọi việc suôn sẻ, UBS sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Họ mua được Credit Suisse mà không mất gì cả và chính phủ đang hỗ trợ các khoản lỗ”.

Người biểu tình bên ngoài trụ sở của Credit Suisse hôm 20/3. (Ảnh: Marion Halftermeyer/Bloomberg).

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính lại cho rằng rất ít có khả năng chi phí cuối cùng sẽ chạm đến giới hạn do chính phủ đặt ra và việc không làm gì cả có thể gây tổn thất lớn hơn nhiều.

Về khoản vay 100 tỷ CHF được bảo lãnh của SNB, “tôi nhận thấy không có nhiều rủi ro”, ông Manuel Ammann, Giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng Thụy Sỹ tại Đại học St. Gallen nói. “Tôi thấy nhiều rủi ro hơn trong 9 tỷ CHF mà chính phủ đang bảo đảm về những khoản lỗ vượt mức của Credit Suisse”.

Ông Ammann cho biết khoản vay trị giá 100 tỷ CHF của SNB, có sự đảm bảo của chính phủ, có thể được thu hồi lại một phần ngay cả trong trường hợp xấu nhất.

Trong cuộc khủng hoảng 2008, UBS đã nhận được 6 tỷ CHF từ chính phủ và tách 54 tỷ CHF tài sản rủi ro thành một quỹ được hỗ trợ bởi SNB.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Quang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.