Mối đe dọa từ những siêu nhà máy lọc dầu của Trung Quốc
Ảnh: Bloomberg |
Những nhà máy lọc dầu tư nhân đầu tiên, được biết đến là các ấm trà (teapots), được hình thành ở miền đông của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, với hoạt động lọc dầu như xăng và dầu diesel ở quy mô nhỏ. Ngược lại, những nhà máy khổng lồ được chính phủ địa phương ủng hộ ở Liêu Ning và Chiết Giang sẽ tập trung vào chế tạo sản phẩm hóa dầu.
Tại Hội nghị Dầu khí châu Á – Thái Bình Dương (APPEC) diễn ra ở Singapore vào tuần trước, các nhà giao dịch và quản trị doanh nghiệp đã dự đoán về những siêu nhà máy lọc dầu mới của Trung Quốc sẽ khuấy động thị trường dầu thế giới như những ảnh hưởng mà các nhà máy lọc dầu tư nhân mang lại trước đó.
Arab Saudi, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất OPEC, đã phá vỡ truyền thống khi bán một lô dầu thử nghiệm cho một trong những teapot, và các nhà giao dịch dầu hàng đầu thế giới như Trafigura Goup cũng đã cung cấp nguyên liệu các nhà máy này. Ngoài ra, Mỹ cũng là một trong những nguồn cung dầu cho các teapot.
Mặc dù vậy, đó vẫn không phải câu chuyện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở Sơn Đông. Nhiều nhà máy gặp khó khăn với vấn đề cơ sở hạ tầng, chịu sự điều tra nghiêm ngặt từ cơ quan thuế Trung Quốc, bị từ chối giấy phép xuất khẩu năng lượng và đối mặt với sự cạnh tranh gay gắp từ các tập đoàn nhà nước. Cùng với sự xuất hiện của những nhà máy lọc dầu mới được dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018, họ càng lo ngại về tương lai của mình.
“Những nhà máy lọc dầu tư nhân ở Sơn Đông nghĩ rằng họ là sói, sánh bước cùng với các chú hổ là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của các công ty tư nhân lớn với công suất mới, những công ty này sẽ trở thành những con sói, trong khi những chú hổ vẫn còn đó, và chúng tôi thì trở thành những con cừu trong mắt họ”, ông Zhang Liucheng, Phó Chủ tịch của tập đoàn dầu khí Dongming, một trong những teapot lớn nhất cho biết.
Đảo Chu San
Một trong những nhà máy thế hệ 2.0 là nhà máy lọc dầu trị giá 24 tỷ USD ở đảo Chu San, tỉnh Chiết Giang, được dự báo có công suất 20 triệu tấn hệ mét/năm, tương đương 400.000 thùng/ngày khi đi vào hoạt động năm 2018.
Theo đó, chủ dự án, công ty Rongsheng Petrochemical, lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất vào 2020. Động thái này sẽ đưa nhà máy vượt qua nhà máy lọc dầu ở Singapore của nhà khổng lồ năng lượng Royal Dutch Shell, cũng như nhà máy Baytown của Exxon Mobil tại Texas, hay các đối thủ khác như Reliance Industries của Ấn Độ và SK Innovation của Hàn Quốc.
Khi hoạt động với 100% công suất, siêu nhà máy sẽ có tể tạo ra 10,4 triệu tấn chất thơm như paraxylene và 2,8 triệu tấn ethylene. Sản xuất xăng tại nhà máy sẽ được bán tại các trạm xăng tại chi nhánh của Rongsheng, công ty dầu khí Chiết Giang.
Bên cạnh đó, tập đoàn Hengli, một nhà khổng lồ sản xuất sản phẩm hóa dầu khác của Trung Quốc, đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu với mục tiêu chế biến 20 triệu tấn dầu ở miền bắc thành phố Đại Liên của tỉnh Liêu Ning. Theo công bố trên trang web của công ty hồi đầu tháng, kế hoạch sẽ được nhà hoạch định tài chính của Trung Quốc ủng hộ.
Kho vận xuất nhập khẩu
Trong khi việc nhập khẩu dầu thô của các teapot ở Sơn Đông gặp rắc rối với vấn đề kho vận xuất nhập khẩu vì cảng nước cạn và thiếu đường ống để dẫn dầu, những nhà máy lọc dầu mới có lợi thế được tiếp cận với các cảng nước sâu. Điều đó giúp họ giảm chi phí khi có thể vận chuyển lô hàng bằng tàu lớn.
Để khắc phục, Rongsheng lên kế hoạch chất dầu thô nhập khẩu thông qua cầu tàu có thể tiếp nhận các tàu chở hàng siêu lớn, trong khi cảng của công ty Hengli có thể chứa được những tàu chở hàng siêu lớn. Khả năng đón những tàu lớn sẽ làm dịu và giúp việc mua dầu từ những địa điểm xa xôi như Trung Đông, châu Âu và Mỹ trở nên dễ dàng hơn.
Một số đơn vị ở Sơn Đông gặp khó khăn trong vấn đề tương tự chỉ có thể tiếp nhận những chuyến tàu nhỏ hơn. Công ty Dongming đang lên kế hoạch xây dựng cảng tiếp đón lớn hơn ở cảng Lanshan.
Liên minh lọc dầu
Theo ông Zhang, để có thể đấu lại các doanh nghiệp nhà nước và những nhà máy thế hệ mới một cách tốt hơn, một số nhà máy lọc dầu ở Sơn Đông đang hình thành một công ty liên doanh trị giá 5 tỷ USD với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương nơi đây. Ngoài ra, trong buổi phóng vấn tại hội nghị APPEC, ông Zhang cho biết họ cũng đang xin giấy phép xuất khẩu dầu.
Ông Zhang nói thêm, trong khi nhóm những nhà máy này sẽ có nguồn vốn đăng ký ban đầu là 33,19 tỷ nhân dân tệ, mục tiêu của liên doanh là có thể thu hút được nhiều nhà máy lọc dầu tư nhân, để nâng tổng nguồn vốn lên 90 tỷ nhân dân tệ. Liên doanh sẽ có công suất khoảng 100 triệu tấn/năm, tương đương 2 triệu thùng/ngày.