Mỏ vàng mỹ phẩm nam giới
Theo South China Morning Post, đàn ông châu Á đang chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp.
Vincent Lok (Singapore) và Tansaeng Lee (Seoul, Hàn Quốc) dù ở hai quốc gia khác nhau nhưng những người đàn ông ngoài 30 tuổi này lại có một điểm chung: Chú ý đến chăm sóc sắc đẹp.
Lok (32 tuổi) là một nhà văn. Anh chi 30 đô la Singapore (22,5 USD)/tháng cho các sản phẩm chăm sóc da ngày và đêm, như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Trong khi Lee (35 tuổi) làm công việc tư vấn bán hàng, thường chi 20 USD/tháng cho các sản phẩm chăm sóc da như toner, kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm và kem BB kèm kem chống nắng.
Lee cho biết: “Tôi dự kiến sẽ chi nhiều hơn cho các sản phẩm mỹ phẩm trong 5 năm tới, đặc biệt là các sản phẩm chống lão hóa hoặc dưỡng ẩm”.
Hành vi của người đàn ông ngoài 30 này đã khắc hoạ rõ nét sự thay đổi nhận thức của cánh mày râu châu Á đối với việc chăm sóc cá nhân. Điều này dường như là động lực mới cho một lĩnh vực, vốn được coi là thị trường ngách bởi các hãng mỹ phẩm chủ yếu tập trung vào đối tượng là nữ giới.
Euromonitor cho biết nền tảng TikTok cũng đang tăng thị phần thương mại điện tử bằng cách khai thác lưu lượng người dùng nam khổng lồ.
Công ty nghiên cứu thị trường cho biết, Trung Quốc cũng là một trong số ít quốc gia nơi nước hoa dành cho nam giới được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng “đáng kể nhất”, trong khi lĩnh vực chăm sóc da. Bên cạnh đó, thị trường tỷ dẫn cũng có thể là động lực chính cho tăng trưởng toàn ngành.
Ngoài ra, theo khảo sát của Euromonitor, châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng to lớn cho sự phát triển của thị trường nước hoa nam cao cấp. Vào tháng 6, việc Kering mua lại Creed, hãng nước hoa nổi tiếng dành cho nam giới Aventus, cho thấy ý định của công ty là thâm nhập vào các thị trường đang phát triển như Trung Quốc.