|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mô hình Coaching: Biệt dược cho quản trị doanh nghiệp

10:05 | 30/10/2018
Chia sẻ
Muốn làm chủ một doanh nghiệp thành công, ngoài yếu tố sở hữu, người lãnh đạo trước hết phải là một nhà quản trị.
mo hinh coaching biet duoc cho quan tri doanh nghiep Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa, vẫn chỉ là ‘bình mới rượu cũ’

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc trong một hội thảo đã từng nhận định, nhiều diễn đàn kinh tế thường lạm bàn về thể chế, tuy nhiên, việc nâng cấp năng lực quản trị mới tạo ra khả năng cạnh tranh mới chính là chìa khoá thành công cho cả nền kinh tế và doanh nghiệp nói riêng.

Đó cũng là lí do sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hình thành cộng đồng khoảng hơn nửa triệu doanh nghiệp, tuy đông đảo nhưng chưa mạnh. “Việt Nam nằm top đầu trong 20 quốc gia có tinh thần khởi nghiệp của thế giới, ngược lại chúng ta cũng được xếp top cuối về năng lực quản trị khởi nghiệp", ông Lộc cho biết.

Trước thực tế đó, quản trị dần trở thành nội dung được giới lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam quan tâm gần đây như một công cụ nâng tầm vị thế cạnh tranh ở cả khu vực nội lẫn ngoại địa.

mo hinh coaching biet duoc cho quan tri doanh nghiep
Ông Lâm Bình Bảo (giữa) – nhà sáng lập BCoaching cùng các diễn giả tại hội thảo Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh sáng tạo

Theo các chuyên gia về quản trị, trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, những yếu tố quản trị cần có bao gồm hoạt động nắm bắt mô hình, chiến lược và tầm nhìn kinh doanh. Ngoài những hiểu biết về doanh nghiệp, để làm tốt công tác này, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần có những am hiểu nhất định về thị trường và ngành hàng tham gia, đây vừa là yêu cầu nhưng cũng là thách thức với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

Hướng đến giải quyết bài toán trên, hiện đã có một số mô hình quản trị phổ biến trên thế giới được áp dụng tại Việt Nam, điển hình như mô hình coaching (khai vấn/huấn luyện). Theo đó, đơn vị coaching sẽ đóng vai trò như một đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch vận hành, marketing, bán hàng, phân tích ngành và phân khúc (mô hình 5 trong 1) thông qua hoạt động khai vấn - làm việc với chuyên gia, đặt câu hỏi để khơi gợi chứ không phải đưa ra giải pháp hoặc cung cấp kỹ năng.

Áp dụng quản trị “5 trong 1” và các doanh nghiệp có góc nhìn sâu hơn về bản chất bán hàng B2B trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh việc kiểm soát từng bước phát triển của đơn vị với vòng tuần hoàn: nội lực (sứ mệnh, tầm nhìn), kết quả (KPI đạt được) và hành động (chiến lược thực hiện).

Với 40% doanh nghiệp toàn cầu thuộc top đầu bảng xếp hạng Forbes 500 đều có chương trình coaching dài hạn, dư địa phát triển của các mô hình coaching như vậy Việt Nam được dự đoán là rất lớn và còn nhiều tiềm năng.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực coaching, tại hội thảo "Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh sáng tạo", ông Lâm Bình Bảo - Tổng giám đốc ProMinent Dosiertechnik Vietnam và nhà sáng lập BCoaching, cũng không quên nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh yếu tố quản trị.

Theo ông Bảo, hiện nay, những hình thức cạnh tranh thông thường như cạnh tranh về giá (ngày càng hợp lý, giảm giá thành) và cạnh tranh về chất lượng (ngày càng đầu tư nâng cao), đều là những sản phẩm cạnh tranh của “đại dương đỏ” (mọi người đều biết, đều thực hiện). Trong sân chơi này, các doanh nghiệp toàn cầu với nguồn lực lớn, sẽ chiếm lợi thế.

Để chạy đường dài, các doanh nghiệp Việt, nhất là các DNVVN cần phải có hướng tiếp cận mới thông qua mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi về khách hàng trọng tâm, nguyên nhân khiến khách hàng mua hàng, cũng như cách xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính bền vững.

Bản chất bán hàng chính là làm thỏa mãn các nhu cầu hiện có từ khách hàng như: sở hữu (thể hiện sự giàu có, quyền lực), gắn kết (yêu và được yêu thương), học hỏi, bảo vệ, cảm xúc (những trải nghiệm) và tinh thần (bình an, lẽ sống). Nói cách khác, người tiêu dùng ngày nay không mua sản phẩm như một vật chất mà mua những kết quả, giá trị khi sử dụng của sản phẩm, dịch vụ đó.

Những đổi mới mô hình kinh doanh định kỳ, vì thế không chỉ giúp doanh nghiệp cập nhật những xu thế mới, mà còn là điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, theo sát được khách hàng và hạn chế các rủi ro từ nền kinh tế thị trường.

Với câu chuyện sáng tạo trong mô hình kinh doanh, Nhà sáng lập BCoaching đã cụ thể hóa công thức cho doanh nghiệp bằng việc nhìn lại các mô hình kinh doanh của ngành (mô thức), trong đó, doanh nghiệp có lợi thế ở nhân tố nào, nên lấy đó làm điểm nhấn cạnh tranh.

Những giải pháp như giá trị (nâng cao hiệu quả những sản phẩm đã có), bền vững (thân thiện với môi trường), cá nhân hóa và dịch vụ công thêm, theo đó đều là những nền tảng mà doanh nghiệp có thể tham khảo, lấy cảm hứng cho quá trình đổi mới.

Đồng quan điểm, ông Đặng Thế Tài – Tổng giám đốc CMC SISG cho rằng, sáng tạo phải tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì sáng tạo đó mới không trở thành viển vông. Doanh nghiệp không nên ngại chuyển hướng kinh doanh, từ những nhóm sản phẩm dịch vụ dễ bán nhưng cạnh tranh gay gắt sang con đường phát triển sản phẩm, dịch vụ đột phá nhằm gắn kết khách hàng thân thiết với doanh nghiệp mình.

mo hinh coaching biet duoc cho quan tri doanh nghiep
Ông Đặng Thế Tài – Tổng giám đốc CMC SISG tại hội thảo "Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh sáng tạo"

Xem kinh doanh là một hành trình “vượt sóng”, người lãnh đạo chính là “tay chèo chủ lực”. Nắm hải đồ, cũng chính là hoàn thiện kỹ năng quản trị và mô hình kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Thông qua những mô hình như coaching và đổi mới mô hình kinh doanh, dự báo về một cộng đồng doanh nghiệp Việt - đặc biệt là các DNVVN có những khởi sắc về tư duy và vị thế cạnh tranh là điều hoàn toàn có thể thực thi trong tương lai gần.

Xem thêm

Han Sovy