|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mô hình chăm sóc sức khỏe trị giá 6 tỷ USD có thể chấm dứt nạn hối lộ ở bệnh viện

03:52 | 20/07/2018
Chia sẻ
Nếu mô hình của WeDoctor phát triển, những chi phí vô lý mà bệnh nhân phải gánh sẽ giảm vì nó sẽ loại bỏ tình trạng hối lộ nhân viên y tế, giảm thời gian chờ tại các bệnh viện công.
mo hinh cham soc suc khoe tri gia 6 ty usd co the cham dut nan hoi lo o benh vien [Infographic] Sự đổ bộ của các 'ông lớn' công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Ngay khi bạn vừa được chẩn đoán mắc tiểu đường, những quảng cáo điều trị xuất hiện trên phần newsfeed của mạng xã hội. Bạn nhận thông báo về những sản phẩm bổ trợ sức khỏe, hoặc những mẹo về dinh dưỡng. Thông báo về các chính sách bảo hiểm xuất hiện trên điện thoại của bạn.

Đó không phải là một cảnh trong bộ phim Minority Report. Nó là viễn cảnh đang diễn ra với WeDoctor, một trong những doanh nghiệp chăm sóc y tế trực tuyến có giá trị lớn nhất Trung Quốc. Tham vọng của WeDoctor là tạo nên cuộc cách mạng trong kinh doanh chăm sóc sức khỏe người dân.

Với sự hậu thuẫn tài chính của tập đoàn Tencent - một trong 3 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc - WeDoctor đã gia nhập nhóm những "đại gia" công nghệ. Trong khi những tập đoàn đa quốc gia như Google cố gắng tìm ra công nghệ để giúp con người bất tử hay khám phá những bí mật y tế, WeDoctor tập trung vào một thứ thực tế hơn nhiều: Kiếm tiền bằng cách phá vỡ thế bế tắc của thị trường chăm sóc y tế ở Trung Quốc. Giới chuyên môn ước tính doanh thu của thị trường chăm sóc sức khỏe Trung Quốc có thể đạt 8 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,2 nghìn tỷ USD) vào năm 2020.

mo hinh cham soc suc khoe tri gia 6 ty usd co the cham dut nan hoi lo o benh vien
We Doctor dùng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, giúp bác sĩ phát hiện những bệnh khó như ung thư vòm họng. Ảnh: Bloomberg

Jerry Liao Jieyuan, một chuyên gia xuất chúng về trí tuệ nhân tạo, thành lập WeDoctor tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2010. Tham vọng của Jerry là biến WeDoctor thành "Amazon trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe".

Ban đầu, WeDoctor chỉ là ứng dụng để kết nối người dân với bác sĩ thông qua các chức năng đặt lịch khám bệnh, chẩn đoán, tư vấn bác sĩ trực tuyến. Sau đó, ứng dụng cung cấp dịch vụ tư vấn sau khi điều trị, kê đơn thuốc rồi quản lý các cơ sở y tế. WeDoctor sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, giúp bác sĩ phát hiện những bệnh khó như ung thư vòm họng. Công ty bán những chiếc loa có khả năng kết nối với những thiết bị theo dõi sức khỏe để nhắc nhở chủ nhân mỗi khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Thậm chí loa của WeDoctor còn có thể trả lời những câu hỏi của chủ nhân để giúp họ tự tìm ra phương pháp điều trị bệnh. Để có vốn thực hiện chức năng trả lời tự động của loa, WeDoctor lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào năm 2019.

"Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế bác sĩ, nhưng nó sẽ trở thành công cụ quan trọng đối với bác sĩ, làm tăng mức độ hiệu quả và chính xác của họ. Với Internet và trí tuệ nhân tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc sẽ cải thiện mạnh mẽ trong 5-10 năm tới", Jerry, cũng là người đồng sáng lập công ty nhận dạng giọng nói iFlytek, bình luận.

mo hinh cham soc suc khoe tri gia 6 ty usd co the cham dut nan hoi lo o benh vien
Ông Jerry Liao Jieyuan, một chuyên gia xuất chúng về trí tuệ nhân tạo, thành lập WeDoctor tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2010. Ảnh: Bloomberg

WeDoctor phát triển mạnh từ khi Jerry đi khắp đất nước để thuyết phục các bệnh viện cung cấp dịch vụ trực tuyến. Hiện tại công ty tập trung vào 4 mảng chính gồm chăm sóc sức khỏe, công nghệ cloud, bảo hiểm và dược phẩm. Đội ngũ sáng lập cho biết, nền tảng hiện tập hợp hơn 2.700 bệnh viện, 220.000 bác sỹ, 15.000 cơ sở bán thuốc và 27 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng tháng.Năm nay, WeDoctor nhận khoản đầu tư 500 triệu USD từ nhiều doanh nghiệp lớn như tập đoàn bảo hiểm nhân thọ AIA, tập đoàn bất động sản New World Development và tập đoàn dược phẩm Shanghai Fosun.

Giờ đây WeDoctor muốn tạo đột phá trong một lĩnh vực mà ngay cả những “đại gia” lớn nhất Trung Quốc - bao gồm Alibaba và Baidu - chưa thể đạt thành tựu. Nhưng động lực cải cách mảng chăm sóc sức khỏe của WeDoctor rất lớn trong bối cảnh hàng nghìn bệnh viện công có cơ sở vật chất tồi tàn và trả cho các bác sĩ mức lương trung bình chưa tới 10.000 USD mỗi năm. Nếu mô hình của WeDoctor phát triển, những chi phí vô lý mà bệnh nhân phải gánh sẽ giảm vì nó sẽ loại bỏ tình trạng hối lộ nhân viên y tế, giảm thời gian chờ tại các bệnh viện công.

“Ngành chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu ở Trung Quốc vẫn đang ở trong thời kỳ sơ hai nên chúng ta không thể đoán mô hình nào có tiềm năng lớn nhất. Mặc dù các công ty Internet có lợi thế nhờ lượng người sử dụng lớn, các doanh nghiệp phi trực tuyến - với sự hậu thuẫn của các tổ chức tài chính hoặc tập đoàn lớn - có ưu thế trong mạng lưới phân phối và nguồn lực y tế trực tiếp. Vì thế, chúng tôi không thể xác định mô hình kinh doanh có lợi thế áp đảo”, Leon Qi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tài chính ở châu Á của tổ chức Daiwa Capital, bình luận.

Xem thêm

Kim Cương

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.