Giá đường thế giới tăng lên mức cao nhất trong 5 năm gần đây do lo ngại Brazil có thể giảm sản xuất đường và chuyển sang sản xuất ethanol khi giá dầu thô tăng cao. Trong khi đó, triển vọng vụ tới của Thái Lan, Ấn Độ và châu Âu cũng không chắc chắn do ảnh hưởng của giá phân bón tăng cao, trong khi nhiều loại ngũ cốc khác có giá hấp dẫn hơn so với trồng mía và củ cải đường.
Sau khi bị áp thuế CBPG và CTC, đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam đã liên tục giảm và đạt mức thấp nhất 4 năm vào quý I năm nay, điều này đã giúp ngành mía đường trong nước từng bước phục hồi trở lại.
Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 5 và các tháng kế tiếp.
Sau khi sụt giảm trong 2 tháng đầu năm, giá đường thế giới cũng như giá đường trong nước đã tăng trở lại trong tháng 3. Thị trường đường dự kiến vẫn sẽ tích cực trong thời gian tới khi giá dầu thô leo cao trước tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, làm tăng khả năng chuyển đổi sản xuất đường sang sản xuất ethanol tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới, hiện đang ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây.
Tháng đầu năm 2022, giá đường thế giới tiếp tục giảm do chịu áp lực bởi nguồn cung tại Ấn Độ và Thái Lan tăng, đồng thời triển vọng cho niên vụ 2022-2023 của Brazil cũng tương đối khả quan. Giá đường trong nước cũng giảm từ 200 - 500 đồng/kg do nhu cầu thấp trong khi đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch về nhiều.
OECD dự báo đến năm 2030, mức tiêu thụ đường trên đầu người hàng năm trên thế giới sẽ tăng từ 22 kg lên 23 kg. Ở điều kiện bình thường, cung - cầu cân bằng sẽ tạo ra sự ổn định về giá.
Cùng với đà tăng giá của thị trường thế giới, thị trường mía đường trong nước đã dần phục hồi trở lại trong năm 2021 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG và CTC đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.
Chuyên gia cảnh báo Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào đường nhập khẩu như Malaysia và Đài Loan nếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo, thiếu minh bạch và không phân chia lợi nhuận rõ ràng.
Cứ bước vào vụ ép mía mới, tình trạng tranh mua nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy lại tái diễn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên, giữa nhà máy với nhà máy, nhà máy với người trồng mía vẫn chưa "tìm được tiếng nói chung".
Trước diễn biến nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN tăng đột biến và bất thường, Cục Phòng vệ thương mại đang điều tra dấu hiệu "rửa nguồn" để né thuế của các doanh nghiệp.
Sau khi Bộ Công Thương áp thuế với đường Thái Lan, điều tra CBPG với đường từ 5 nước ASEAN đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đường nội địa và giá mía, đường trong nước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường mở rộng diện tích và tăng trưởng lợi nhuận.