Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận Techcombank và VPBank đã vượt qua hai Big4 là VietinBank và BIDV. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, thứ hạng trong bảng xếp hạng lợi nhuận đã có sự biến động lớn.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của nhóm ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh vẫn tiếp tục duy trì ở mức 39% trong tháng 9, vượt qua giới hạn 34% theo quy định của NHNN tại thời điểm đó. Mức trần này hiện đã được hạ xuống còn 30% kể từ ngày 1/10.
Vietcombank tiếp tục nắm giữ vị trí quán quân về thu nhập từ kinh doanh ngoại hối nhờ lợi thế đặc thù trong lĩnh vực ngoại thương. ACB đã vượt qua MB dẫn đầu nhóm cổ phần trong 9 tháng đầu năm 2023.
Sau ba quý, tăng trưởng thu nhập lãi thuần đã chậm lại khi nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "thừa tiền", không thể cho vay đủ nhanh để bù đắp chi phí huy động đắt đỏ.
Tương tự như xu hướng trong quý II, tỷ lệ nợ xấu của phần lớn ngân hàng đều tiếp tục tăng trong quý III. Bac A Bank, ACB và Vietcombank là ba nhà băng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào cuối tháng 9.
CEO Công ty Dữ liệu WiGroup cho biết lợi nhuận ngành ngân hàng có thể giảm mạnh trong quý IV/2023 khi so với quý liên trước khi thu nhập không thể tăng trưởng thêm còn chi phí tăng cao. Chuyên gia cho rằng ngành này đã rơi vào chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận âm.
BIDV là quán quân về cho vay khách hàng với quy mô đạt hơn 1,65 triệu tỷ đồng, tăng gần 9% so với đầu năm, trong khi MB tiếp tục dẫn đầu nhóm cổ phần. Sau 9 tháng, mới có một ngân hàng ghi nhận cho vay khách hàng giảm.
Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân trong khi hai "ông lớn" trong nhóm cổ phần VPBank và Techcombank tụt hạng sâu. MB đã có bước bứt phá mạnh mẽ lên vị trí á quân.
ABBank là ngân hàng đầu tiên ghi nhận cho vay khách hàng giảm sau ba quý đầu năm, mặc dù mức giảm không lớn. Lợi nhuận quý III của ngân hàng giảm gần 66% so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu mặc dù cải thiện so với quý trước nhưng vẫn trên 3%.
Eximbank vừa ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế thấp nhất kể từ cuối 2021 khi hoạt động cho vay sa sút. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng trưởng tốt nhờ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư.
VietABank báo lãi giảm sâu trong quý III vừa qua do sự sụt giảm của thu nhập lãi thuần. Ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi tăng 25% kể từ đầu năm trong khi cho vay khách hàng tăng chưa đầy 7%.
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nhiều nhà băng đã chứng kiến lợi nhuận tụt dốc khi rơi vào cảnh "thừa tiền" không thể cho vay đủ nhanh để bù đắp chi phí huy động đắt đỏ. Số khác phải nâng chi phí dự phòng lên nhiều lần, khiến lợi nhuận bị ăn mòn.
Mặc dù GRDP tăng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, song trong năm 2024, một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đặc biệt tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng và tăng 24,7% so với dự toán.