|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lợi nhuận ABBank hụt hơi trong quý III, mảng chứng khoán đầu tư lỗ 43 tỷ đồng

09:36 | 30/10/2021
Chia sẻ
Nhờ đà tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm, lãi trước thuế 9 tháng của ABBank vẫn tăng 69% so với cùng kỳ, đạt gần 1.600 tỷ đồng. Nợ xấu tăng mạnh hơn 46% đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng lên 2,91%.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - Mã: ABB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với  lợi nhuận trước thuế đạt gần 408 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. 

Nhiều mảng kinh doanh như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán đầu tư ghi nhận sụt giảm lãi thuần nhưng nhờ có động lực tăng trưởng mạnh từ hai quý đầu năm nên luỹ kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng lãi trước thuế 1.600 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ và tương đương 78,9% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, trong 9 tháng, khi mảng chứng khoán đầu tư lỗ hơn 20 tỷ đồng thì lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh đã tăng mạnh từ 5 tỷ đồng lên gần 195 tỷ đồng. 

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng đem về cho ngân hàng lần lượt 202,7 tỷ đồng và 463,5 tỷ đồng, tăng 49% và 35,4%. 

Kinh doanh chứng khoán đầu tư thua lỗ, lợi nhuận ABBank vẫn tăng trưởng 69% so với cùng kỳ nhờ đâu? - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh quý III/2021 của ABBank. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

Tính tới ngày 30/9/2021, tổng tài sản của ABBank giảm 2,1% xuống 113.876 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng vẫn tăng trưởng 5,3% lên 66.665 tỷ đồng. 

Số dư tiền gửi khách hàng tính của ngân hàng là 67.054 tỷ đồng, giảm 7,5% sau 9 tháng. chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn giảm 11,3% xuống còn 53.112 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ, số dư nợ xấu tại ngân hàng tăng mạnh 46,5% lên 1.939 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng đột biến 190% lên gần 604 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,09% lên 2,91%.

Kinh doanh chứng khoán đầu tư thua lỗ, lợi nhuận ABBank vẫn tăng trưởng 69% so với cùng kỳ nhờ đâu? - Ảnh 2.

Một số chỉ tiêu tài chính của ABBank. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

Phương Nga

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.