Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng hơn 500 tỷ (gấp 4 lần cùng kỳ) cùng với sự sụt giảm mạnh từ các mảng doanh thu chính đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của ABBank giảm gần 94% trong quý II.
Lợi nhuận trước thuế quý III của ABBank giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái do một số chỉ tiêu kinh doanh chịu tác động mạnh từ thị trường, mảng dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ.
Ngân hàng ABBank công bố kế hoạch kinh doanh với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 56% trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng 17% và tỷ lệ nợ xấu từ 1,65% lên 2,8%. Kế hoạch sẽ được trình đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 20/4 tới đây.
Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ABB trước ngày 10/2 sẽ có quyền nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35%. Sau khi hoàn thành chia cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của ABBank sẽ đạt gần 10.000 tỷ đồng.
ABBank cho biết sẽ phát hành hơn 11,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động, ước tính tổng số tiền thu về khoảng 148,2 tỷ đồng.
Nhờ đà tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm, lãi trước thuế 9 tháng của ABBank vẫn tăng 69% so với cùng kỳ, đạt gần 1.600 tỷ đồng. Nợ xấu tăng mạnh hơn 46% đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng lên 2,91%.
Bên cạnh kế hoạch chào bán riêng lẻ hơn 114 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, ABBank hiện đang hoàn tất hồ sơ để phát hành hơn 11,4 triệu cp cho cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP.
Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt 1.556 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ và tương đương 78,9% kế hoạch năm. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối quý III đạt 75.349 tỷ đồng, hoàn thành 99,97% chỉ tiêu.
Hầu hết nguồn thu ngoài lãi của ABBank đều tăng trưởng mạnh trong kỳ. Đơn cử, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đã tăng 259% lên 327 tỷ đồng, chiếm tới gần 25% trong tổng thu nhập hoạt động.
Cùng với tăng trưởng lợi nhuận khủng, ABBank được chấp thuận tăng vốn thêm 3.696 tỷ đồng bằng phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, bán cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên và chia cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.