|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Loạt cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ bất ngờ được quảng cáo miễn phí dịp Tết 2022

13:30 | 15/01/2022
Chia sẻ
Với chương trình “Gian Hàng Hy Vọng” được Kinh Đô triển khai, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ sẽ được quảng cáo thương hiệu bán hàng miễn phí trên các kênh truyền thông nhằm thoát khỏi cảnh “điêu đứng” do ảnh hưởng dịch COVID-19
Loạt cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ bất ngờ được quảng cáo miễn phí dịp Tết 2022 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Kinh Đô.

Cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ được "giải cứu" dịp Tết 2022

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và tiểu thương rơi vào trạng thái khủng hoảng. Minh chứng là các đơn hàng giảm mạnh, chi phí tăng cao khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, mất khả năng thanh toán và trên bờ vực phá sản, nhất là các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa.

Thấu hiểu những khó khăn của các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ phải đối mặt trong năm vừa qua, Mondelez Kinh Đô thực hiện chương trình hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hình ảnh và xuất hiện rộng rãi trên các kênh truyền thông xã hội.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ có một mùa kinh doanh Tết Dần khởi sắc. Kinh Đô chính thức phát động chương trình "Gian hàng Hy vọng".

Để tham gia chương trình, các tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần điền tên cửa hàng, đường link dẫn đến cửa hàng, một hình ảnh và một từ miêu tả thích hợp nhất, Kinh Đô sẽ hỗ trợ thiết kế banner và thực hiện chiến dịch quảng cáo miễn phí cho gian hàng của bạn ngay trong mùa kinh doanh Tết này (tháng 1).

Banner quảng cáo sẽ dẫn trực tiếp về gian hàng online của bạn (Website, Facebook, Shopee, Tiki, Lazada...) để người xem có thể trực tiếp mua sắm hoặc trao đổi thông tin.

Nhờ vậy, các các cơ sở kinh doanh sẽ có cơ hội bán được nhiều sản phẩm, thu hút được thêm nhiều người mua hàng hơn.

"Là người kinh doanh, ai cũng hy vọng vào một năm mới phát đạt và thành công. Vì vậy, Kinh Đô đặt mục tiêu hỗ trợ khoảng 1,000 cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ trong chương trình "Gian Hàng Hy Vọng" để mùa kinh doanh Tết thành công hơn", đại diện Kinh Đô cho biết.

Được biết, các hoạt động hỗ trợ của Mondelez Kinh Đô sẽ hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, các shop hoạt động theo mô hình truyền thống chuyên về các sản phẩm phục vụ Tết (cửa hàng phục vụ hàng hóa Tết, trang phục Tết, hoa, vật phẩm trang trí...).

Để tăng cường phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, tất cả các sản phẩm Tết của Mondelez Kinh Đô hiện đã có mặt tại các kênh mua sắm trực tuyến lớn.

Các sản phẩm cũng được bày bán tại tất cả hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa trên toàn quốc và được trải rộng ở mọi phân khúc từ cao cấp đến phổ thông với nhiều mức giá linh hoạt, phù hợp với mọi nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Có thể nói, việc Kinh Đô sử dụng nền tảng số hóa cùng những sáng tạo về công nghệ tiếp cận qua địa điểm cũng như hành vi, nhu cầu của người dùng, banner số hóa theo thông điệp cá nhân của từng cửa hàng sẽ sẽ giúp shop tiếp cận tới người dùng đúng thời điểm trong hành trình đón Tết.

Với chương trình kết nối gian hàng, giúp tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ với khách hàng giúp giải quyết được đầu ra với chi phí 0 đồng, hỗ trợ người bán vượt qua khó khăn sau dịch và mở ra hướng đi mới, hy vọng tăng doanh thu, doanh số dịp Tết.

Thực trạng các doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19

Không chỉ có những khó khăn từ dịch COVID-19 mà từ trước tới nay kinh doanh cũng chưa bao giờ là dễ dàng. Chị Nguyễn Thu Trang, tiểu thương tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho biết, chị đã bén duyên với nghề buôn bán được gần ba năm nhưng nay do ảnh hưởng của dịch Covid khiến chị không thể bán được hàng. Bên cạnh đó, hàng tháng chị vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng nên khiến cửa hàng của chị rơi vào tình trạng sắp đóng cửa.

Cũng giống chị Trang, anh Nguyễn Minh Đức, kinh doanh thời trang tại phố Chùa Bộc, Hà Nội cho biết: "Tình hình buôn bán sau dịch rất èo uột, cả tuần mới bán được 6 -10 đơn nên hiện tại tôi đang tìm kiếm một giải pháp nào đó giúp tình hình buôn bán được khả quan hơn".

Theo khảo sát online của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, tính đến tháng 10/2021 đã có 61% doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh, khó khăn về đứt gãy nguồn lao động, 56% doanh nghiệp đối mặt giá nguyên liệu đầu vào cao, 60% doanh nghiệp đang hoạt động bị chậm đơn hàng, 48% đơn hàng bị huỷ…

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hoàng Quang Phòng cho rằng, để thích ứng với trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19 đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp. Quá trình này cần phải dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa kinh doanh, công nghệ và con người để tạo ra những hướng đi mới đột phá hơn.

Loạt cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ bất ngờ được quảng cáo miễn phí dịp Tết 2022 - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ: Kinh Đô.

"COVID-19 là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. 

Cùng với đó, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới của thị trường trong trạng thái bình thường mới, kết nối chặt chẽ với đối tác, nâng cao năng lực đổi mới và sức cạnh tranh trên thị trường", Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói.

Bích Thu