Liệu nhu cầu dầu đã chạm đỉnh?
Nói cách khác, sự sụt giảm 30 triệu thùng/ngày của nhu cầu dầu có thể là không lớn, nhưng nó cũng khiến thị trường bị bỏ xa so với mức tiêu thụ 100 triệu thùng/ngày thời điểm trước đại dịch.
Thực tế, một số thành phần trên thị trường đang lo ngại liệunhu cầu dầu của thế giới có thể trở lại mức 100 triệu thùng/ngày.
Ngay cả những người đứng đầu ngành dầu mỏ cũng nghi ngờ điều này.
Giám đốc điều hành của Royal Dutch Shell, Ben van Beurden gần đây đã nói rằng sự phục hồi là không khả quan, thậm chí cả sau năm 2020. "Chúng tôi không cho rằng giá dầu hoặc nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty sẽ phục hồi trong trung hạn", ông nói.
Theo oilpirce.com, giám đốc điều hành của BP, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, cũng thừa nhận đại dịch không chỉ gây thêm bất ổn cho ngành dầu mỏ trong thời gian ngắn mà còn tạo ra một thách thức khác trong những năm tới.
Ông thừa nhận đại dịch virus corona có thể gây ra những thay đổi xã hội nhất định – xu hướng làm việc từ xa nhiều, ít đi lại hơn, các chuyến bay ít hơn - khiến một phần tiêu thụ có khả năng biến mất vĩnh viễn.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng đưa ra lập luận tương tự. Giám đốc điều hành ExxonMobil, Darren Woods gần đây cho biết xu hướng trong dài hạn không thay đổi.
Một nghiên cứu mới từ IHS Markit cho thấy nhu cầu dầu cơ bản quay trở lại mức bình thường vào cuối năm 2021. Công ty nhận thấy nhu cầu dầu lên tới 96 - 98% mức tiền virus corona vào nửa cuối năm tới.
Thị trường dầu có thể thâm hụt vào năm 2021?
Một báo cáo riêng từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy điều tương tự.
Báo cáo cho thấy thâm hụt nguồn cung ngay sau quí III/2020 là 1,5 triệu thùng/ ngày, do tình trạng giảm cung nghiêm trọng và nhu cầu tăng trở lại. Báo cáo cho biết thị trường có thể thiếu tới 5 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Nhưng lượng hàng tồn kho đọng trong kho chỉ ra giá dầu sẽ giao động trong phạm vi 40 - 50 USD/thùng trong hầu hết năm tới.
Vấn đề là một đợt virus corona thứ hai là hoàn toàn có khả năng xảy ra (điều mà cả báo cáo của IHS và Oxford đều thừa nhận là một sự không chắc chắn lớn). Thời gian sẽ trả lời.
Những thay đổi vĩnh viễn trong một số hành vi, cùng với việc tăng thị phần cho xe chạy bằng điện, vượt xa chu kì thị trường dầu mỏ. Nếu nhu cầu quay trở lại và bùng nổ sau khi phá sản, sự chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn sẽ chỉ tăng tốc thêm, thậm chí trước khi bất kỳ biện pháp kích thích tăng trưởng xanh nào được xem xét.
Một vấn đề quan trọng mà báo cáo Oxford nêu lên là cách Arab Saudi ứng phó sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Theo nghiên cứu của Oxford, với triển vọng về nhu cầu cao nhất, Arab Saudi có những lợi thế về cơ hội đối với nếu họ theo đuổi chiến lược khối lượng cao/giá thấp.
Arab Saudi có thể muốn tăng cường sản xuất trong những năm tới để kiếm tiền từ dự trữ dầu mỏ còn lại của mình khi nhu cầu đạt đỉnh và bắt đầu giảm.