|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Libya và Nigeria có thể bị yêu cầu cắt giảm sản lượng dầu mỏ

07:24 | 11/07/2017
Chia sẻ
Để cân bằng lại thị trường dầu mỏ toàn cầu trong thời gian tới, Nigeria và Libya có thể bị yêu cầu cắt giảm sản lượng.
libya va nigeria co the bi yeu cau cat giam san luong dau mo
Nigeria và Libya có thể phải cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. Ảnh: Internet

Libya và Nigeria đã nâng sản lượng dầu mỏ từ khi họ được miễn không phải tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khởi xướng có hiệu lực trong năm nay. Tuy nhiên, nhằm cân bằng lại thị trường, hai nước này có thể bị yêu cầu giới hạn sản lượng trong thời gian tới, Bloomberg trích lời của Bộ trưởng dầu mỏ của Kuwait, ông Issam Almarzooq cho biết.

OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC đã mời 2 quốc gia châu Phi này tham dự cuộc họp ủy ban của họ tại St. Petersburg (Nga) vào ngày 24/7 để thảo luận về việc ổn định sản lượng, ông Almarzoop nói bên lề hội nghị năng lượng tại Istanbul. Ông Almarzoop là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tuân thủ việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC.

“Chúng tôi mời họ đến thảo luận về tình hình sản lượng của họ. Nếu họ có thể ổn định sản lượng ở mức hiện tại, chúng tôi sẽ yêu cầu họ cắt giảm ngay khi có thể. Chúng tôi không cần phải chờ cho đến cuộc họp tiếp theo vào tháng 11 tới mới làm điều đó”, Ông Almarzoop nói.

Dầu thô vẫn trong xu hướng giá giảm từ tháng trước giữa các lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, Nga và các nước đồng minh bị thất bại bởi sản lượng của Nigeria, Libya và sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng trở lại. Cả Libya và Nigeria được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm do có xung đột trong nước.

Hai nước trở thành tâm điểm sau khi họ giải quyết xong các thách thức chính trị trong nước. Lần đầu tiên trong 4 năm qua sản lượng dầu của Libya đã tăng lên trên 1 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Nigeria tăng lên 50.000 thùng/ngày trong tháng 6, theo khảo sát của Bloomberg.

“Cắt giảm sản lượng ở Nigeria và Libya có thể giúp thị trường nhưng không nhiều. OPEC cần có sự tuân thủ tốt hơn nữa và phải tôn trọng quyền quay trở lại thị trường của Nigeria và Libya. Các nước khác đã nâng sản lượng và Nigeria và Libya cần làm nhiều hơn”, ông Abdulsamad Al-Awadhi, chuyên gia phân tích tại London nhận định.

Việc miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm dành cho Nigeria và Libya là quyết định chung, và bất kỳ phê chuẩn nào mà có họ trong các kế hoạch của OPEC cũng cần sự quyết định chung, Tổng Thư ký của OPEC ông Mohammed Barkindo phát biểu tại sự kiện ở Istanbul. Ông ấy nói còn quá sớm để thảo luận về việc cắt giảm thêm.

Uỷ ban giám sát gồm bộ trưởng các nước OPEC và ngoài OPEC sẽ thảo luận về ảnh hưởng của việc cắt giảm sản lượng đối với thị trường trong cuộc họp ngày 24/7. Việc cắt giảm thêm so với thỏa thuận hiện tại sẽ không có trong chương trình nghị sự, ông Almarzooq nói.

“Sẽ là quá sớm để thảo luận về việc cắt giảm thêm sản lượng. Chúng tôi chỉ mới kết thúc cuộc họp trong tháng 5 và chúng tôi cần thêm thời gian”, ông Almarzooq nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Doan Tran

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.