Lazada quan tâm thị trường Châu Âu, sẵn sàng cạnh tranh với cả Amazon, Zalando
Lazada Group, công ty thuộc quản lý của Alibaba, đang thực hiện các bước tiến đầu tiên của mình ở thị trường Châu Âu. Ông James Dong, CEO tập đoàn Lazada, nói với Bloomberg rằng kế hoạch cụ thể sẽ còn phụ thuộc và điều kiện thị trường và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Dù vậy, rõ ràng là Alibaba đang muốn đẩy mạnh các tham vọng mang tầm cỡ quốc tế của mình trong bối cảnh điều kiện kinh tế tại quê nhà không mấy thuận lợi.
James Dong, người từng là trợ ký kinh doanh của CEO Alibaba Daniel Zhang, đảm nhận “ghế nóng” của một trong những mảng kinh doanh quốc tế quan trọng nhất của Alibaba từ hồi tháng 6 sau khi lãnh đạo mảng vận hành của Alibaba ở Thái Lan và Việt Nam. Tuần này, Alibaba công bố đã đầu tư 912,5 triệu USD vào hoạt động của mình tại Đông Nam Á, nâng tổng số vốn đã đầu tư trong năm lên mốc 1,3 tỷ USD.
“Châu Âu rõ ràng là một thị trường rất lớn và với hầu hết các thương hiệu Châu Âu, đối tác bán lẻ lớn nhất của họ là Alibaba vì hoạt động bán hàng ở Trung Quốc và các thị trường khác”, ông Dong chia sẻ trong một bài phỏng vấn. “Chúng tôi sẽ tới những nơi mà các thương hiệu muốn chúng tôi tới”.
Việc Lazada bắt đầu tiến vào thị trường Châu Âu cho thấy tham vọng mở rộng ra toàn cầu của Alibaba đang được khởi động trở lại sau nhiều năm ì ạch, giữa lúc hãng này ngày càng nhận được nhiều sự cạnh tranh từ Amazon và Sea. Trước đó, Alibaba cũng từng có một số hoạt động bên ngoài Trung Quốc song không nhận được thành công lớn. Hãng này từng tiếp cận thị trường bán lẻ Mỹ bằng cách ra mắt thương hiệu 11 Main Inc một thời gian ngắn trước khi thực hiện IPO vào năm 2014. Dù vậy, Alibaba quyết định bán sàn TMĐT ngách này chỉ một thời gian ngắn sau đó.
Năm 2016, Alibaba có mặt tại Đông Nam Á bằng cách thâu tóm Lazada. Chỉ môt năm sau đó, người đồng sáng lập Alibaba Jack Ma khẳng định một ngày nào đó Alibaba có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và phục vụ khoảng 2 tỷ người. Dù vậy, khẳng định này của Jack Ma không còn được nhắc đến nhiều ở thời điểm hiện vì COVID-19, đợt thắt chặt quản lý của chính phủ và kinh tế đi xuống. Bản thân Jack Ma cũng bị chính phủ Trung Quốc “để ý”. Phát ngôn chỉ trích hệ thống ngân hàng của Jack Ma vào năm 2020 đã khiến đợt IPO được chờ doán của Ant Group Co bị hoãn này và đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Khi các điều kiện ở Trung Quốc không còn thuận lợi, Alibaba đang quyết tâm vực dậy công ty bằng cách tiếp cận các thị trường nước ngoài hơn bao giờ hết. Đến thời điểm hiện tại, Lazada được xem là dự án nước ngoài thành công nhất cuả Alibaba, bên cạnh sàn TMĐT AliExpress tại một số thị trường mới nổi như Brazil.
Động thái tăng cường đầu tư của Lazada là một hình ảnh trái ngược với tình trạng lúc này của Shopee, sàn TMĐT của Sea. Sau nhiều năm mở rộng ra các thị trường quốc tế mạnh mẽ, Shopee lúc này lại đang giảm tốc. Shopee rút khỏi thị trường Pháp và Ấn Độ vào tháng 3, chỉ vài tháng sau khi khởi động dự án, giữa lúc Shopee tập trung vào cải thiện khả năng sinh lời.
Sea cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm nay, trong đó có việc tựa game ăn khách Free Fire đột ngột bị cấm ở Ấn Độ. Giá cổ phiếu của Sea đã giảm khoảng 70% trong năm nay giữa lúc các nhà đầu tư không còn mặn mà với các cổ phiếu tăng trưởng nhanh nhưng chưa có lợi nhuận. Mới đây, Sea chio biết sẽ tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Đài Loan và Brazul thay vì đầu tư mạnh vào các thị trường mới.
Trong khi đó, Lazada đã đầu tư vào các hoạt động kinh doanh như ví điện tử Indonesia DANA với số tiền lên tới 304,5 triệu USD. Lazada cũng dẫn dắt một vòng đầu tư 750 triệu ringggit (168 triệu USD) cho TNG Digital Sdn, công ty sở hữu và vận hành công ty ví điện tử lớn nhất Malaysia Touch ‘n Go.
“Chúng tôi liên tục đầu tư”, ông Dong nói. Các khoản đầu tư của Lazada như DANA và TNG Digital “cho thấy mức độ cam kết cao của chúng tôi đối với khu vực này”.
Lazada đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm vài trăm nhân sự tại Indonesia trong vài tháng tiếp theo đồng thời mở rộng văn phòng ở Jakarta để đẩy mạnh tăng trưởng ở một trong những thị trường quan trọng và lớn nhất ở Đông Nam Á. Công ty 10 năm tuổi này hiện tại đang hoạt động tại 6 thị trường, bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Từ lâu, Alibaba đã ủng hộ một hệ sinh thái có tính chất cởi mở để từ đó người dùng có nhiều lựa chọn hơn. Alibaba muốn Lazada phục vụ được hơn 300 triệu người dùng vào thời điểm năm 2030, tăng gấp đôi so với quy mô khách hàng hiện tại là 150 triệu người.