|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lập trường ‘Nước Mỹ đầu tiên’ có giúp quốc gia này lấy lại vị trí lãnh đạo tại châu Á?

13:25 | 11/11/2017
Chia sẻ
Dù ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rõ rằng Mỹ muốn tham gia vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thì vẫn rõ ràng liệu các thỏa thuận song phương tập trung vào "nước Mỹ đầu tiên" có đủ để kiềm chế những nỗ lực của Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng của mình trong khu vực hay không.
lap truong nuoc my dau tien co giup quoc gia nay lay lai vi tri lanh dao tai chau a
Tổng thống Trump phát biểu tại Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam trong ngày 10/11. Ảnh: AP.

"Hôm nay, tôi đang ở đây để đưa ra một quan hệ đối tác mới với Mỹ để cùng hợp tác củng cố mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", ông Trump cho biết trong bài phát biểu tại diễn đàn cấp cao APEC.

"Tôi đã có vinh dự chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở cửa và tự do", Tổng thống Trump nói trong chuyến công du châu Á của mình. Ông đã có những nỗ lực đầu tiên trong việc trình bày một chính sách toàn diện về Châu Á, đảm bảo với các nhà quan sát rằng nước Mỹ thực sự sẽ duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực.

Tuy nhiên, tầm nhìn của ông Trump rất khác so với của người tiền nhiệm Barack Obama, người ủng hộ các khuôn khổ đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để gây dựng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á.

"Tôi sẽ đưa ra các hiệp định thương mại song phương với bất kỳ quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác của chúng tôi và tuân theo các nguyên tắc ững xử thương mại công bằng và qua lại. Tôi luôn đặt nước Mỹ đầu tiên như cách tôi mong đợi tất cả các bạn trong căn phòng này cũng sẽ làm như vậy với quốc gia của mình", ông Trump nói.

Nửa chặng đường

Với Mỹ tập trung vào lợi ích của mình nhiều hơn, Trung Quốc, mặt khác, có tham vọng trở thành bá chủ khu vực. Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết sự yên bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc về người dân Châu Á.

Về lĩnh vực quân sự, Mỹ vẫn vượt xa Trung Quốc. Và đây là một điểm khiến ông Trump, người thường nói về việc duy trì "hòa bình thông qua sức mạnh" tự hào. Các cuộc tập trận hải quân với 3 tàu sân bay của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 11/11 là một phô bày sức mạnh quân sự lớn chưa từng có, nhắm tới khán giả ở đây là Triều Tiên.

Cách tiếp cận quân sự tích cực này thể hiện sự tương phản với chính quyền Obama, người theo đuổi chiến lược "kiên nhẫn " với Triều Tiên.

Ngược lại, chính sách ngoại giao kinh tế của ông Trump ở châu Á vẫn còn rất hạn chế. Châu Á là một đối tác cần thiết cho các nỗ lực về an ninh của Mỹ.

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và Nhật Bản kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trở thành nguồn nhập khẩu hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan, đồng thời cũng đã đầu tư rất lớn vào khu vực. Trong khi đó, ông Trump nhượng lại vai trò lãnh đạo về đầu tư và thương mại trong khu vực của Mỹ bằng việc nhanh chóng rút Mỹ khỏi TPP, hiệp định thương mại nhằm kìm hãm sức ảnh hưởng kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc.

Điều này không có nghĩa lo ngại của Mỹ về sự thống trị của Trung Quốc đã giảm đi.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cảnh báo hồi tháng 10 rằng không để khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên rối loạn, mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt về kinh tế.

Đặc biệt quan tâm tới dự án “Vành đai, Con đường”, một kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trên khắp Châu Á bằng cách tài trợ những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ tại các quốc gia mới nổi. Nếu những quốc gia đó rơi vào tình trạng nợ nần, thì Trung Quốc có thể đòi hỏi các cổ phần lớn trong các dự án.

Tuy nhiên, theo bà Sheila Smith, một thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Mỹ sẽ làm thế nào để tạo ra trật tự kinh tế mà không cần sự trợ giúp của TPP lại là một câu hỏi mở.

Hợp tác miễn cưỡng

Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ gần 7% hàng năm và theo một số ước tính có thể vượt Mỹ để trở thành quốc gia lớn nhất thế giới vào những năm 2030. Đây là một điều hết sức tự nhiên khi châu Á sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc một khi điều này xảy ra.

"Nếu ông Trump muốn tăng cường sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Đông Á, ông sẽ cần nới lỏng quan điểm’nước Mỹ đầu tiên’ và quan tâm đến các vấn đề khác trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo khu vực", tờ The Nation của Thái Lan đăng tải trong ngày thứ Năm.

Việc Tổng thống Trump nhắc lại về "một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở cửa" trong tuần này có thể là một dấu hiệu cho sự tiến bộ về chủ đề này. Chính quyền của ông dự tính hợp tác với các quốc gia, gồm Australia và Ấn Độ, những quốc gia cam kết tuân thủ tương tự với các giá trị về luật pháp để bảo vệ tự do thương mại và an ninh hàng hải, một chiến lược được Nhật Bản đề xuất ban đầu.

"Nó có ý nghĩa rất nhiều khi chúng tôi có thể kéo chính quyền ông Trump vào một thỏa thuận đa phương", một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Chính sách châu Á của chính quyền ông Trump vẫn thiếu những chi tiết cụ thể, mang lại một cơ hội cho Nhật Bản và các nước châu Á khác hình thành nó.

Để bảo vệ sự lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á trong dài hạn sẽ đòi hỏi ông Trump phải nắm bắt và phản ứng với cách mà các nước trong khu vực nhìn nhận như thế nào về Trung Quốc, quốc gia vừa là mối đe dọa, vừa là nguồn của cơ hội kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.