Lao động có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản và được bảo lãnh gia đình
Việt Nam học gì về du lịch từ Nhật Bản, Singapore? |
Ảnh minh hoạ. |
Thông tin này được Cục quản lý lao động ngoài nước đưa ra ngày 12/12/2018. "Dự kiến vào khoảng tháng 1/2019 sẽ có các các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019", ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, chia sẻ.
Theo nội dung dự luật, chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách "kỹ năng đặc biệt". Đối tượng tuyển dụng từ 18 tuổi trở lên.
Theo ông Hương thì vấn đề này hiện đang được Quốc hội Nhật Bản xem xét theo các phương hướng như: Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là "kỹ năng đặc biệt số 1"; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách "kỹ năng đặc biệt số 2".
Với tư cách "kỹ năng đặc biệt số 1", giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. "Tuy nhiên, với tư cách "kỹ năng đặc biệt số 2", người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản", ông Hương nói.
Về lĩnh vực tiếp nhận, Nhật sẽ xem xét 14 ngành nghề là: xây dựng, đóng tàu/công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô và hàng không.
Theo ông Hương, về cơ bản, nguồn nhân lực Việt Nam đều có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của phía Nhật và "chúng ta đều có mong muốn phái cử người lao động sang làm việc theo chính sách mới. Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ta sẽ có đặt trọng tâm hơn trong việc phái cử người lao động trong các nghề như: đóng tàu, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ôtô và hàng không...".
"Riêng với nghề xây dựng, do đặc thù công việc nặng nhọc, vất vả, phải di chuyển nhiều...ta không chủ trương hạn chế nhưng sẽ khó hấp dẫn được người lao động lựa chọn nếu bạn không có chính sách thu hút", ông Hương nói.
Việc phía Nhật mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài, theo đánh giá của Cục quản lý lao động ngoài nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước phái cử người lao động đến Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều hình thức tiếp nhận (Thực tập sinh, lao động kỹ năng đặc biệt, lao động kỹ thuật) với các quy định khác nhau trong quản lý sẽ dẫn tới nhiều phức tạp trong việc quản lý hoạt động động đưa lao động và thực tập sinh sang Nhật Bản.
"Trong thời gian tới sẽ xuất nhiều nhiều cá nhân tổ chức trung gian môi giới cả của Việt Nam và nước ngoài tham gia vào hoạt động môi giới việc làm, thậm chí còn tham gia vào các hoạt động tuyển chọn người lao động sang làm việc tại Nhật Bản trái quy định pháp luật", ông Hương nhấn mạnh.
Xem thêm |