|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Làn sóng 'nội địa hoá' trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh

15:15 | 18/11/2017
Chia sẻ
Khi nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa bảo hộ, làn sóng “nội địa hóa” (Go Local) chưa bao giờ lại trở nên mạnh mẽ như thời điểm hiện tại. Tại nhiều thị trường trong khu vực, các doanh nghiệp đa quốc gia đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa trên nhiều phương diện: chất lượng, giá cả cạnh tranh cũng như các chiến lược marketing tập trung đến các phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể hơn.
lan song noi dia hoa trong linh vuc tieu dung nhanh
Làn sóng "Nội địa hoá" trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Theo khảo sát của Nielsen năm 2016, Top 100 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 85% doanh số của ngành hàng FMCG trong khu vực. Các doanh nghiệp nội địa chiếm 53% thị phần của thị trường FMCG tại khu vực, trong khi đó, thị phần của các doanh nghiệp đa quốc gia là 39%, các doanh nghiệp khu vực là 9%.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, trong 3 năm qua các doanh nghiệp nội địa có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, chiếm 73% tăng trưởng của thị trường FMCG. Mặc dù mỗi doanh nghiệp nội địa ở từng quốc gia là khác nhau, nhưng rõ ràng các doanh nghiệp này đã và đang có những tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của toàn thị trường FMCG tại khu vực.

lan song noi dia hoa trong linh vuc tieu dung nhanh
Nguồn: Nielsen.

Chỉ một vài năm trước, các công ty đa quốc gia vẫn luôn chiếm lĩnh kênh bán hàng hiện đại, trong khi đó, thế mạnh của các công ty nội địa vẫn là kênh bán lẻ truyền thống. Nhưng hiện nay, câu chuyện đã thay đổi khi các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh 90% tăng trưởng của FMCG tại kênh bán hàng hiện đại và 63% tại kênh bán hàng truyền thống.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi cũng xảy ra ở phân khúc và ngành hàng khác. Chắng hạn như hiện nay doanh nghiệp nội địa không còn chiếm giữ thế mạnh ở ngành hàng đồ uống và thực phẩm, mặc dù họ là những người rất am hiểu về khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng địa phương.

Nhưng ở khía cạnh khác, doanh nghiệp nội địa lại đang tăng trưởng rất tốt ở ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa. Còn doanh nghiệp đa quốc gia hiện nay lại đang dẫn đầu tăng trưởng ở ngành hàng đồ uống.

Ở một số thị trường như Ấn Độ, chính phủ đang đẩy mạnh các hoạt động với chủ đề "Made in India", nhằm thúc đẩy sự kết nối cảm xúc giữa người tiêu dùng với các thương hiệu nội địa cũng như gây dựng sự trung thành của họ đối với các thương hiệu này. Bên cạnh đó, các chương trình này cũng tạo ra những quy định về luật pháp và thuế để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa.

Ở nhiều thị trường, các nhãn hàng nội địa đang tận dụng cơ hội đến từ “lòng tự hào dân tộc” cũng như các thành tựu xưa cũ của các nhãn hàng nội địa lâu đời để làm chất liệu cho các chiến dich truyền thông cũng như gây hiệu ứng lan truyền trên các kênh mạng xã hội.

“Tập trung” cũng là một trong những thế mạnh của các nhãn hàng nội địa khi họ đã và đang xây dựng các chiến lược tiếp thị tập trung tiếp cận một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể hoặc tập trung phân phối sản phẩm đến một khu vực mục tiêu nào đó nhằm đảm bảo họ có thể tối đa hóa mọi nguồn lực mà họ sẵn có để đạt được hiệu quả cao nhất.

Dù quy mô lớn hay nhỏ, Nielsen cho rằng các doanh nghiệp nội địa ngày càng giành được ưu thế trên đường đua. Và đó cũng là lí do mà doanh nghiệp đa quốc gia đã đến lúc cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để khai thác, tìm hiểu kĩ hơn về người tiêu dùng và sự khác biệt của họ ở mỗi thị trường khác nhau.

Quỳnh Trang

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.