Lần đầu tiên trong một thế kỷ, General Motors không còn là nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ
Gần đây nhất là năm 2005, Toyota đứng thứ 4 về doanh số bán hàng tại Mỹ, sau GM, Ford và DaimlerChrysler. Tuy nhiên, vào năm 2021, GM, Ford và Stellantis - nhà sản xuất ô tô châu Âu sở hữu Chrysler chỉ còn chiếm có 38% thị trường Mỹ trong 9 tháng đầu năm. Ngay cả việc bổ sung thêm Tesla cũng chỉ giúp các nhà sản xuất ô tô Mỹ đạt hơn 40% doanh số.
Doanh số bán xe của Toyota dẫn đầu trên đất Mỹ
Cả Toyota và GM đều báo cáo doanh số bán hàng cuối năm vào ngày 4/1 vừa qua. GM đã công bố doanh số bán hàng cả năm tại Mỹ là 2,2 triệu xe, vượt Toyota tới 114.000 xe, tương đương 5%.
Dù vậy thì thực tế là GM lại đứng sau Toyota về doanh số bán hàng trong quý II và đứng sau rất xa trong quý III. Doanh số bán hàng trong quý IV của Toyota giảm 30% so với 3 tháng cuối năm 2020, nhưng doanh số bán hàng của GM lại giảm 43%, vì thế Toyota vẫn vươn lên dẫn đầu.
Tình trạng thiếu chip máy tính khiến việc sản xuất và nguồn cung xe bị hạn chế là nguyên nhân khiến doanh số bán hàng giảm mạnh vào cuối năm. Theo Cox Automotive, doanh số bán hàng trên toàn ngành của Mỹ được dự báo sẽ giảm 24% trong quý này. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô sẽ báo cáo doanh số bán hàng của Mỹ vào tuần này, trong đó có Ford.
Theo các chuyên gia, liệu Toyota có thể giữ vị trí dẫn đầu doanh số bán hàng tại Mỹ trong những năm tới hay không là điều không chắc chắn. Bà Jessica Caldwell, giám đốc điều hành bộ phận chuyên sâu về ngành sản xuất ô tô của Edmunds cho biết:
"Tôi sẽ không mong đợi Toyota nhất thiết phải giữ vị trí dẫn đầu này. Toyota có thể không làm được điều kỳ diệu như GM đã làm trong suốt những năm qua. Họ chỉ có nhiều kênh hơn để bán hàng và nhiều thương hiệu hơn".
Về phần mình, GM cho biết họ hy vọng sẽ sớm trở lại vị trí dẫn đầu. "Sự thiếu hụt chất bán dẫn, cùng với những thứ khác đã tạo ra một bối cảnh chưa từng có vào năm 2021", công ty thông báo.
"Mặc dù vậy, GM đã mở rộng vị thế dẫn đầu về xe bán tải và xe SUV cỡ lớn. Và năm 2022 bắt đầu với chuỗi cung ứng được cải thiện dần dần và điều đó sẽ dẫn đến tăng trưởng vào năm 2022 khi chúng tôi tung ra một số loại xe mới - bao gồm cả xe điện và xe bán tải được thiết kế lại".
Cuộc khủng hoảng thiếu chip ảnh hưởng đến thị trường ô tô toàn cầu
Thực tế, tình trạng thiếu chip máy tính khiến cả 2 nhà sản xuất ô tô phải chậm lại hoặc tạm dừng sản xuất ở nhiều nhà máy. Điều đó làm giảm lượng hàng tồn kho cho các đại lý và đẩy giá xe lên mức kỷ lục.
Nguồn cung chip tiếp tục thắt chặt vào năm 2022 có thể buộc cả các nhà sản xuất ô tô và hầu hết các thương hiệu còn lại phải chế tạo ít xe hơn mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu.
Bà Michelle Krebs, nhà phân tích cấp cao của Cox Automotive cho biết: "Những con chip vẫn là con bài khó nắm bắt trong năm nay". Krebs cho biết một phần lợi thế về doanh số của GM trong những năm trước là do hãng đã bán được nhiều xe hơn trong đội xe cho các doanh nghiệp.
Chẳng hạn như các công ty cho thuê xe, thường ở mức thấp hơn giá bán lẻ mà người tiêu dùng phải trả. Dù vậy, với nguồn cung xe hạn chế, doanh số đội xe hầu như không còn trong năm nay.
Cuộc đua của Toyota và GM luôn gay cấn
Bên cạnh đó bà Krebs cũng cho biết, cuộc đua giữa các nhà sản xuất ô tô là xu hướng nhận được sự chú ý trong ngành nhưng không ảnh hưởng nhiều tới những khách hàng có nhu cầu mua xe. Bà nói: "Tôi không thể cho bạn biết có bao nhiêu người mua thậm chí không biết Chevy là một phần của GM hay Lexus là một phần của Toyota".
Trong quá khứ, Toyota đã cướp đi vị trí dẫn đầu toàn cầu về doanh số bán ô tô từ GM vào năm 2007, và trong một vài năm, cả 2 đã chuyển qua chuyển lại vị trí dẫn đầu doanh số toàn cầu và lần gần nhất Toyota vượt qua GM là vào năm 2012. Giờ đây, cuộc đua về doanh số toàn cầu là giữa Toyota và Volkswagen.
Tuy nhiên tính ở riêng thị trường Mỹ thì GM là công ty đã giành lấy danh hiệu công ty sản xuất ô tô có doanh số hàng đầu từ Ford vào năm 1927. GM đã duy trì doanh số dẫn đầu tại Mỹ trong suốt những giai đoạn khó khăn khác ngay cả trong năm 2019 khi các thành viên của Liên minh Công nhân Ô tô thống nhất đóng cửa GM với một cuộc đình công kéo dài gần 6 tuần, hoặc năm 2009 khi GM buộc phải nộp đơn phá sản - đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn nhiều nhà máy ở Mỹ, ngừng hoạt động của các thương hiệu yếu hơn và cắt giảm nhiều hơn hơn 1.000 đại lý.
Triển vọng đối với GM có vẻ tươi sáng hơn so với những nguy cơ ở thời điểm hiện tại, bà Caldwell nói. Công ty đang đặt cược lớn vào một tương lai hoàn toàn bằng điện (EV) và Toyota đang bắt kịp các kế hoạch EV của riêng mình.
Bà nói: "Nếu EV và xe tự hành là tương lai, GM đang thiết lập khá tốt cho tương lai của mình".
Toyota là công ty sản xuất có 5 nhà máy tại Mỹ sản xuất tới 70% số lượng xe ô tô và xe tải bán cung cấp cho quốc gia này đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ "biết ơn những khách hàng trung thành của chúng tôi vì đã đặt sự an toàn và tin tưởng vào xe Toyota và Lexus".
Bên cạnh đó, Toyota cũng xếp hạng về doanh số bán hàng chưa bao giờ là trọng tâm hay ưu tiên của họ. "Trọng tâm của công ty luôn - và sẽ tiếp tục được duy trì là sẽ trở thành thương hiệu tốt nhất về an toàn và chất lượng trong tâm trí khách hàng", Toyota cho biết.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/