|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Làm sao đưa hàng Việt đứng chung kệ với hàng Thái tại các hệ thống bán lẻ của người Thái?

21:53 | 09/02/2018
Chia sẻ
Ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nói rằng đó đang là việc khiến Chính Phủ và Bộ Công Thương “đau đầu” nghĩ cách khi mà hàng Thái đang tràn ngập các hệ thống siêu thị Big C, Metro, Mega tại Việt Nam.
lam sao dua hang viet dung chung ke voi hang thai tai cac he thong ban le nguoi thai so huu Thủ tướng: Tham tán thương mại phải 'lấy thành công của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc'
lam sao dua hang viet dung chung ke voi hang thai tai cac he thong ban le nguoi thai so huu Tham tán thương mại EU: Việt Nam cần xử lý mạnh tay vi phạm IUU để thoát khỏi 'thẻ vàng'

Hôm nay (ngày 9/2), tại Chương trình Hội nghị chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018 do Bộ Công Thương tổ chức, bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ thông tin, từ đầu những năm 2000, các hệ thống bán lẻ nước ngoài bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam, cũng từ đó doanh nghiệp Việt bắt đầu tiếp cận để bán hàng vào các hệ thống bán lẻ này.

lam sao dua hang viet dung chung ke voi hang thai tai cac he thong ban le nguoi thai so huu
Toàn cảnh Chương trình Hội nghị chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018 do Bộ Công Thương tổ chức vào hôm nay tại Hà Nội. (Ảnh: N.Lê)

“Hàng Việt trước đó chủ yếu xuất khẩu qua trung gian hoặc nhà nhập khẩu chuyên nghiệp. Bộ Công Thương bắt đầu hình thành ý tưởng kết nối hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam với chính những doanh nghiệp xuất khẩu để trực tiếp đưa hàng vào hệ thống của họ tại thị trường Châu Âu. Những hoạt động đầu tiên để thực hiện ý tưởng này là việc tổ chức những Tuần hàng Việt Nam tại các nước”, bà Khánh Ngọc nói.

lam sao dua hang viet dung chung ke voi hang thai tai cac he thong ban le nguoi thai so huu
Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ. (Ảnh: N.Lê)

Bên cạnh việc giảm chi phí trung gian cho cả hai phía thì mỗi bên lại có những lợi ích khác. Doanh nghiệp Việt nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng khi tham gia trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài; học được cách quản lý chất lượng đảm bảo đủ yêu cầu xuất khẩu; có điều kiện phát triển thương hiệu... Trong khi đó, các chuỗi phân phối nước ngoài sẽ có nguồn hàng phong phú hơn; kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng hóa...

Kết quả là đến năm 2015, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020”.

Đối với mặt hàng nông sản – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự. Hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đều có nhu cầu sản xuất để xuất khẩu. Ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lấy ví dụ: “Theo quy hoạch, ta chỉ được sản xuất 50.000 ha tiêu thôi, nhưng thực tế diện tích sản xuất mặt hàng này đã lên đến 150.000 ha, vượt ba lần quy hoạch ban đầu nên cần có nhu cầu xuất khẩu”.

lam sao dua hang viet dung chung ke voi hang thai tai cac he thong ban le nguoi thai so huu
Ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (Ảnh: N.Lê)

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, mỗi năm chỉ thông qua các hệ thống phân phối thôi đã có hàng trăm triệu USD hàng hóa được tiêu thụ hết.

“Hiện nay, các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài đang hoạt động rất tích cực, hiệu quả ngay trên địa bàn của chúng ta như Metro, Big C, Mega, Aeon hay Lotte... Đơn cử là chiến lược xâm nhập thị trường Việt của các doanh nghiệp Thái, họ đã đưa được hàng Thái tràn vào các kệ hàng thông qua các hệ thống bán lẻ mà họ đang phát triển tại Việt Nam. Chính phủ và Bộ Công Thương đang đau đầu nghĩ cách làm sao để hài hòa và đưa hàng Việt vào cùng đứng chung với hàng Thái trong các chuỗi bán lẻ mà người Thái đang sở hữu”, ông Công nói thêm.

Việt Nam cần học hỏi nước ngoài khi họ làm được các thương hiệu như Asian GAP, Thai GAP... Đó là các hệ thống chứng nhận nội bộ và hài hòa được với các tiêu chuẩn của nhiều quốc gia. Như hệ thống siêu thị Metro họ làm được tiêu chuẩn Metro GAP để đưa hàng vào các siêu thị từ trước khi ta được Viet GAP.

Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin rằng từng trực tiếp mang hàng Việt vào chuỗi phân phối Metro tại Đức, Pháp. Tuy nhiên dễ dàng nhận ra các hạn chế khi đó: việc quảng bá sản phẩm chưa tốt; khi hàng vào thì để góc khuất nên khó cho việc nhận diện của khách hàng; ngoài ra mẫu mã sản phẩm cũng kém hấp dẫn...

Để nông sản Việt Nam tiếp cận được thị trường nước ngoài mà tiết kiệm chi phí, nâng cao hình ảnh thì một trong những cách tốt nhất là thông qua hệ thống Tham tán thương mại của Việt Nam đang có mặt ở các nước, ông Công nhận định.

N.Lê