|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lạm phát tại Trung Quốc có thể là vấn đề của thế giới

03:31 | 03/06/2021
Chia sẻ
Trung Quốc cũng đang có vấn đề riêng về lạm phát mà cách giải quyết của nước này có thể sẽ có những tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và giá cả trên toàn cầu.

Khảo sát mới nhất với các nhà quản lý nguồn cung của Trung Quốc cho thấy giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh nhất trong một thập niên.

Tuy nhiên, không như các lần tăng mạnh giá của nhà sản xuất trước đây, giá tiêu dùng thời gian này không tăng đáng kể. Mức chênh lệch giữa chỉ số giá của nhà sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng là cao nhất kể từ đầu những năm 1990.

Lạm phát tại Trung Quốc có thể là vấn đề của thế giới  - Ảnh 1.

Lạm phát tại Trung Quốc có thể là vấn đề của thế giới. (Ảnh: TTXVN).

Một cách lô-gic, thực tế đó có thể dẫn đến hai khả năng. Hoặc các doanh nghiệp có thể tăng giá, có nghĩa lạm phát giá tiêu dùng sẽ tăng theo thời gian, hoặc chấp nhận lợi nhuận giảm. Đây đều là những lựa chọn không mong muốn.

Vấn đề là các nhà chức trách Trung Quốc sẽ giải quyết tình thế này ra sao. Một giải pháp mang tính lô-gic là ngăn chặn tình trạng đầu cơ hàng hóa như đã thực hiện trong tuần trước.

Một giải pháp khác là để đồng tiền tăng giá, dẫn đến việc giá hàng hóa nhập khẩu giảm, từ đó kéo lạm phát xuống. Trong năm ngoái, đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá mạnh, dù kinh tế toàn cầu vẫn biến động.

Khi đồng tiền của Trung Quốc mạnh hơn có nghĩa đồng USD yếu đi. Điều quan trọng nhất là điều này có thể là khởi đầu cho một giai đoạn mà Trung Quốc sẽ xuất khẩu lạm phát ra thế giới như trong những năm 1990 và 2000.

Vấn đề đi kèm với một đồng tiền mạnh hơn sẽ là về khả năng cạnh tranh và thông báo cuối tuần qua về việc tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc của các ngân hàng được xem như một dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc muốn ngăn chặn đà tăng giá của đồng NDT.

So sánh về cung tiền M2, chỉ số đo nguồn cung tiền mở rộng giữa, Mỹ và Trung Quốc trong 25 năm qua có thể thấy một sự nghịch đảo vai trò. Nguồn cung tiền tại Trung Quốc tăng mạnh hơn Mỹ trong hầu hết các năm, do nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nhiều.

Đỉnh điểm là vào những năm 1990, khi Trung Quốc thúc đẩy mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và một lần nữa là vào năm 2009, khi nước này nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Đáng chú ý là những gì diễn ra tại Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch gần như là quyết liệt.

Trong khi đó, phản ứng trong chính sách về tiền tệ tương đối thận trọng của Trung Quốc đã gây bất ngờ, với hai khả năng có thể xảy ra. Một là Trung Quốc sẽ giảm nhiệt tình mua hàng hóa, khiến tăng trưởng kinh tế của toàn cầu sẽ chậm lại.

Hai là nếu Trung Quốc xuất khẩu lạm phát, vấn đề gây ra cho phần còn lại của thế giới rất dễ nhận thấy.

Một vấn đề khác được đặt ra là sự phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Các nền kinh tế phát triển phục hồi nhanh hơn nhiều, nếu theo dõi số liệu về chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực chế tạo mà JPMorgan Chase & Co. cung cấp.

Vẫn còn nhiều dư địa cho sự điều chỉnh trong vài tháng tới, khi các nền kinh tế phát triển đang đạt đến đỉnh, còn các thị trường mới nổi có thể bứt lên từ bây giờ.

Tuy nhiên, nếu gặp trở ngại trong tăng trưởng, ít nhất các nền kinh tế đang phát triển sẽ có ít vấn đề về nút cổ chai trong nguồn cung hơn.

Nút cổ chai này đang là vấn đề của các nền kinh tế phát triển hơn là của các nền kinh tế mới nổi vẫn đang trong giai đoạn tồi tệ nhất của dịch.

Trong nỗ lực dự phòng trước khả năng thiếu hụt nguồn cung trong tương lai, các công ty Mỹ đã tăng cường mua nguyên liệu đầu vào với tốc độ nhanh chưa từng có.

Nguy cơ lạm phát do chi phí gia tăng trên toàn cầu sẽ là vấn đề chính trong vài tháng tới, khi các nền kinh tế phát triển thoát khỏi tình trạng suy giảm trước tiên, nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, sau đó là đến các nền kinh tế mới nổi.


Lê Minh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.