|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Lạm phát tại Eurozone tăng vượt dự đoán trong tháng Ba

02:15 | 02/04/2022
Chia sẻ
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 1/4, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Ba vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục 7,5%, cao hơn nhiều so với mức dự báo 6,6%.

  Một con phố mua sắm ở thành phố Cologne, Đức. Ảnh: AP 

Mức tăng giá tiêu dùng tại 19 nước sử dụng đồng tiền chung này đã tăng nhanh từ 5,9% trong tháng Hai, khi xung đột tại Ukraine (U-crai-na) và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đẩy giá nhiên liệu và khí đốt lên mức cao kỷ lục. Dù năng lượng là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng vọt, song lạm phát giá thực phẩm, dịch vụ và các mặt hàng lâu bền đều cao hơn so với mục tiêu 2% do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Điều này cho thấy giá cả tăng nhanh trên diện rộng, chứ không phải chỉ do ảnh hưởng của giá dầu.

Không tính giá năng lượng và thực phẩm, giá hàng hóa vẫn tăng mạnh, làm tăng nguy cơ lạm phát cao kéo dài, khó đảo ngược. Ước tính chỉ số lạm phát sau khi tách riêng giá năng lượng và thực phẩm đã tăng từ mức 2,9% lên 3,2%, trong khi nếu tách riêng các sản phẩm rượu và thuốc lá, lạm phát tăng từ 2,7% lên 3%.

Các con số này khiến ECB rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nhiệm vụ chính của ECB là đưa lạm phát về mức 2%, song các biện pháp siết chặt tiền tệ có nguy cơ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, vốn đang chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine và đại dịch COVID-19.

ECB ước tính kinh tế Eurozone sẽ ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý I, trong khi tăng trưởng quý II sẽ gần như bằng 0, khi giá năng lượng đắt đỏ sẽ làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp.

Điều này cho thấy Eurozone sẽ đối mặt với tình trạng lạm phát tăng nhanh cùng với tăng trưởng trì trệ. Thông thường giá năng lượng cao sẽ khiến tăng trưởng kinh tế bị đình trệ, và như vậy tạo áp lực lên lạm phát khi chỉ số này qua mức đỉnh, làm tăng nguy cơ tăng giá hàng hóa sau đó giảm xuống dưới mục tiêu đề ra.

Lại Hoàng Khánh Ly

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.